|
Nằm ở phía Tây Nam của Kinh thành Huế, đàn Xã Tắc là một đàn tế cổ có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhà Nguyễn. Công trình được được xây dựng năm 1908, dưới triều vua Gia Long. |
|
Đàn được đắp lộ thiên, xưa kia gồm hai tầng, hình vuông, mặt chính nhìn về hướng Bắc. Tầng dưới của đàn cao 1,20 mét, cạnh dài 73 mét, tầng trên cao 1,60 mét, cạnh dài 28 mét. Xung quanh đàn có tường thấp bao quanh. Cửa được mở ở ba mặt: Bắc, Tây và Đông. |
|
Nguyên bản, mặt đàn nền tô năm màu theo nguyên tắc của ngũ hành: Giữa màu vàng, phía Đông màu xanh, phía Tây màu trắng, phía Nam màu đỏ, phía Bắc màu đen. Trên nền còn đặt 32 bệ đá để cắm lọng che. |
|
Mục đích của đàn Xã Tắc là để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc). Lúc xây đàn, triều đình nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống nạp đất sạch để đắp. Bởi vậy, có thể coi đàn Xã Tắc là tượng trưng cho đất đai cả tổ quốc. |
|
So với đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc và có sự tương đồng về kiến trúc nhưng khác nhau về chức năng, nhiệm vụ. Cả đàn Xã Tắc và đàn Nam Giao đều là cầu nối giữa vua, quan với thánh thần, giữa dân chúng với vua của mình, nhưng theo các cách thức khác nhau. |
|
Sau khi đàn Xã Tắc được xây dựng xong, triều đình nhà Nguyễn rất chú trọng việc cúng tế ở đàn này. Ý nghĩa của việc tế lễ đàn Xã Tắc cũng quan trọng không kém việc tế ở đàn Nam Giao và cùng được xếp ở bậc đại tự (trong ba bậc đại tự, trung tự và quần tự). |
|
Theo quy định của triều Nguyễn, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, vua “ngự giá” làm lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này. Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 Âm lịch. |
|
Sau năm 1945, đàn Xã Tắc bị bỏ hoang. Đến những năm 1970-1974, toàn bộ phần đất khu vực đàn tế và la thành xung quanh bị dân cư lấn chiếm. Sau năm 1975, đàn gần như hoàn toàn biến mất. |
|
Dựa trên các tư liệu, hình ảnh còn được lưu giữ cùng với sự tham khảo kiến trúc đàn Nam Giao, trong những năm gần đây đàn diện mạo của Xã Tắc đã được phục hồi một phần. Đặc biệt, lễ tế Xã Tắc cũng được nghiên cứu và phục dựng. |
|
Lễ tế này gồm các phần: Lễ Quán tẩy (rửa tay tẩy trần), lễ Thượng hương (dâng hương), lễ Nghinh thần (rước thần đến dự), lễ Điện Ngọc bạch (dâng ngọc trắng), lễ Truyền chúc (đọc chúc văn), lễ Hiến tước (dâng rượu), lễ Phú tộ (hưởng lộc), lễ Triệt soạn (hạ cỗ), lễ Tống thần (đưa tiễn thần) và lễ Tư chúc bạch soạn (đốt chúc văn, ngọc lụa, bài vị). |
|
Lễ tế Xã Tắc gần đây nhất được thực hiện vào ngày 16/3/2022. Sau khi được phục phục hồi, lễ tế này đã trở thành một nét văn hóa độc đáo, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách ở Cố đô Huế. |
Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.