|
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trí não của con người có thể bị ám thị điều khiển để sai khiến cơ thể. Các nhà khoa học thường gọi là thuật thôi miên. |
|
Kể từ khi phát hiện vào thế kỷ 18, thôi miên được sử dụng trong y khoa. Các bác sĩ sử dụng thôi miên để gây tê và chữa bệnh cho bệnh nhân. |
|
Theo đó, bệnh nhân trải qua liệu pháp thôi miên sẽ tác động lên nhận thức và hành động theo ám thị của bác sĩ. |
|
Đa số bệnh nhân sử dụng liệu pháp thôi miên để tìm lại những ký ức đã lãng quên trong quá khứ hoặc xóa đi những hồi ức tồi tệ để có cuộc sống tốt đẹp hơn. |
|
Tiến sĩ David Spiegel kiêm nhà tâm lý học tại Đại học Stanford từng gây xôn xao dư luận khi công bố kết quả nghiên cứu sau hàng chục năm nghiên cứu nhiều trường hợp trải qua thôi miên. |
|
Theo Tiến sĩ Spiegel, 10 - 15% người lớn rất dễ bị thôi miên. Con số này ở trẻ em dưới 12 tuổi là 80 - 85%. Trong khi đó, khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên. Tỉ lệ nữ giới dễ bị thôi miên cũng cao hơn so với nam giới. |
|
Thông qua kết quả nghiên cứu này, các chuyên gia cho rằng sở dĩ trẻ em dễ bị thôi miên là vì ở độ tuổi dưới 12 quá trình xử lí thông tin của não bộ chưa hoàn chỉnh. |
|
Do đó, thôi miên dễ tác động lên nhận thức khiến trẻ em hành động theo ám thị. |
|
Dù vậy, thôi miên vẫn còn nhiều bí ẩn như việc con người có ý thức khi bị thôi miên hay không, bệnh nhân có bị người thôi miên sai khiến làm những hành động trái ngược với mong muốn, ý nghĩ lúc tỉnh táo không?.. |
|
Đó là những câu hỏi khó giải thôi thúc các chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực tìm hiểu để giải mã những bí ẩn về thôi miên. |
Mời độc giả xem video: Bạc Liêu: Bắt đối tượng "thôi miên" để lột vàng. Nguồn: THĐT1.