Bất ngờ 'dòng sông vàng' lấp lánh xuất hiện tại Nam Phi

Mới đây, NASA đã chia sẻ một hình ảnh vệ tinh nổi bật: tại Nam Phi, thứ dường như là một "dòng sông vàng" lấp lánh đã bất ngờ xuất hiện.
Bat ngo 'dong song vang' lap lanh xuat hien tai Nam Phi
Trông nó gần giống như một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt khổng lồ, như thể ai đó đã cẩn thận đặt những lá vàng ròng thành một mô hình giống như dòng sông trên Trái Đất. 

Bat ngo 'dong song vang' lap lanh xuat hien tai Nam Phi-Hinh-2
Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy. "Dòng sông vàng" này thực chất là chất thải từ vụ vỡ đập chứa chất thải độc hại tại một mỏ kim cương tại Nam Phi - từng thuộc sở hữu của De Beers, và hiện tại đang trong tình trạng không hoạt động. 

Bat ngo 'dong song vang' lap lanh xuat hien tai Nam Phi-Hinh-3
 Trước đó vào ngày 11/9, một đập chắn tại mỏ kim cương ở Jagersfontein, Nam Phi bị vỡ, làm chảy tràn vô số chất thải khai thác qua vùng ngoại ô thị trấn.

Bat ngo 'dong song vang' lap lanh xuat hien tai Nam Phi-Hinh-4
 Theo Bloomberg, thảm họa đã khiến 3 người thiệt mạng, 40 người bị thương, phá hủy hàng chục ngôi nhà, làm hư hỏng nhiều đường sá, cơ sở hạ tầng, cuốn trôi hàng trăm gia súc…

Bat ngo 'dong song vang' lap lanh xuat hien tai Nam Phi-Hinh-5
 Hơn một tháng sau sự cố, vệ tinh Landsat 9 ghi lại hình ảnh vết vỡ của bức tường phía nam đập đã phát sinh nước thải chảy tràn ra một vùng rộng lớn.

Bat ngo 'dong song vang' lap lanh xuat hien tai Nam Phi-Hinh-6
 Dòng nước có màu vàng chảy xuống sườn đồi, tạo thành một làn sóng rộng đến 1,6km.

Bat ngo 'dong song vang' lap lanh xuat hien tai Nam Phi-Hinh-7
 Dòng chất thải là hỗn hợp của bùn, đá bụi, nước và các sản phẩm còn lại trong quá trình khai thác mỏ. Theo các chuyên gia, màu vàng nổi bật của dòng nước thải cho thấy mức độ độc hại của hỗn hợp.

Bat ngo 'dong song vang' lap lanh xuat hien tai Nam Phi-Hinh-8
Theo Đài quan sát Trái đất của NASA, chất thải đã bao phủ một vùng rộng khoảng 26km2. Cuối cùng, dòng chất thải sẽ tràn vào sông Prosesspruit gần đó, có nguy cơ làm xói mòn bờ sông. 

Bat ngo 'dong song vang' lap lanh xuat hien tai Nam Phi-Hinh-9
 Các chuyên gia NASA nhận định con sông "vàng" này sẽ không tồn tại lâu trước khi các chất thải khô lại, vỡ vụn, bị mưa hoặc gió cuối trôi. Tuy vậy, những tác động về môi trường và hệ sinh thái mà sự cố để lại sẽ khó đong đếm hết.

Bat ngo 'dong song vang' lap lanh xuat hien tai Nam Phi-Hinh-10
 Hiện chính quyền địa phương đã ra khuyến cáo người dân không nên sử dụng các nguồn nước sông và nước ngầm trong vùng để tránh gặp phải những vấn đề sức khỏe do ô nhiễm của thảm họa gây ra.

Bat ngo 'dong song vang' lap lanh xuat hien tai Nam Phi-Hinh-11
 Sự cố vỡ đập Jagersfontein chỉ là một ví dụ về di sản độc hại do khai thác mỏ ở Nam Phi để lại. Trên thực tế, có hàng trăm đập chất thải khác tồn tại ở quốc gia này.

Bat ngo 'dong song vang' lap lanh xuat hien tai Nam Phi-Hinh-12
Mỏ Jagersfontein, một trong những mỏ kim cương lâu đời nhất trên thế giới, cũng chính là nơi khai thác ra những viên đá quý đầu tiên được những người định cư châu Âu lấy đi vào năm 1870. 
>>>Xem thêm video: Nelson Mandela - Người anh hùng huyền thoại của Nam Phi (Nguồn: THDT).


Thiên Trang (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN