|
Sông Hằng của Ấn Độ bị ô nhiễm nặng nề trong suốt nhiều năm qua. Mới đây, khoảng 30 - 40 thi thể trôi dạt vào bờ sông Hằng nghi nạn nhân COVID-19 khiến dư luận thế giới bàng hoàng. |
|
Ngay sau khi phát hiện, giới chức sách đã tiến hành vớt các thi thể và tiến hành điều tra. Nhiều người nghi ngờ chi phí hỏa táng quá cao hoặc không tìm được nơi hỏa táng hay chôn cất nên một số gia đình có kinh tế eo hẹp lựa chọn cách thả xác trôi sông Hằng. |
|
Sông Hằng là một con sông linh thiêng đối với người theo đạo Hindu. Trong suốt nhiều thế kỷ qua, dòng sông này bị ô nhiễm nặng bởi những nghi lễ mai táng hỏa thiêu, rải tro cốt. |
|
Thêm nữa, rác hữu cơ, nước thải sinh hoạt, hóa chất công nghiệp... từ hàng trăm thị trấn, thành phố đổ xuống sông Hằng khiến con sông ngày càng ô nhiễm. |
|
Để xử lý vấn đề ô nhiễm tại sông Hằng, chính phủ Ấn Độ cho đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động những xưởng, cơ sở sản xuất không đáp ứng các điều kiện bắt buộc về xử lý nước thải. Tuy nhiên, giải pháp này không thể xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm ở sông Hằng. |
|
Vì vậy, sau khi nhậm chức vào năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khởi động chương trình Namami Gange làm sạch sông Hằng. |
|
Dự án này có kinh phí 200 tỷ rupee hướng đến mục tiêu xây dựng nhiều nhà máy xử lý nước thải, phát triển khu vực ven sông, làm sạch nước và tái tạo độ đa dạng sinh học của sông. |
|
Kể từ khi chương trình Namami Gange được triển khai đến nay, tình hình ô nhiễm ở sông Hằng được cải thiện đáng kể. |
|
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát với số người tử vong ngày càng tăng ở Ấn Độ, việc làm sạch sông Hằng tiếp tục gặp thêm thách thức khi một số thi thể được thả trôi nổi. |
|
Do đó, ngoài chương trình Namami Gange, giới chức trách kêu gọi người dân cùng nỗ lực cứu sông Hằng bằng cách không xả rác, nước thải... xuống con sông linh thiêng. Khi mọi người đồng lòng, góp sức thì việc làm sạch sông Hằng là điều hoàn toàn có thể. |
Mời độc giả xem video: Người dân New Delhi, Ấn Độ thất vọng vì là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới. Nguồn: VTV24.