3 công trình 'nửa Tây nửa ta' trứ danh đất Tây Đô

Những công trình mang nét kiến trúc Đông - Tây kết hợp rất độc đáo phản ánh một xu hướng xây dựng được ưa chuộng ở vùng đất Cần Thơ một thế kỷ trước.
3 cong trinh 'nua Tay nua ta' tru danh dat Tay Do
1.  Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, nhà cổ Bình Thuỷ được đánh giá là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ. Ngôi nhà được ông Dương Chấn Kỷ, một thương gia giàu có trong vùng đất Tây Đô cho xây dựng vào năm 1870. 

3 cong trinh 'nua Tay nua ta' tru danh dat Tay Do-Hinh-2
 Vể tổng thể, nhà cổ Bình Thủy là một khu nhà ba gian hai chái, nền nhà cao hơn mặt sân 1 mét, có bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã kết nối nhà với khoảng sân rộng. Công trình được xây theo trào lưu Tây phương thịnh hành kết hợp với những nét phong cách kiến trúc truyền thống.

3 cong trinh 'nua Tay nua ta' tru danh dat Tay Do-Hinh-3
Nét phương Tây thể hiện ở mặt tiền ngôi nhà với các vòm cửa cao rộng đem lại cảm giác thông thoáng. Trên các vòm cửa trang trí phù điêu đắp nổi mang đậm phong cách châu Âu cổ điển.

3 cong trinh 'nua Tay nua ta' tru danh dat Tay Do-Hinh-4
 Nét "ta" của ngôi nhà thể hiện ở hệ thống vì kèo bao lơn cùng 16 cây cột lớn đường kính 180cm được nối kết bằng mộng – ngoàm. Gian giữa của ngôi nhà là bàn thờ tổ tiên được sơn son, thếp vàng, giường thờ, sập gụ cẩn xà cừ, chạm khắc tinh xảo theo các chủ đề truyền thống của người Việt.

3 cong trinh 'nua Tay nua ta' tru danh dat Tay Do-Hinh-5
 2. Nằm bên bờ sông Bình Thủy, quận Bình Thủy, chùa Nam Nhã là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất của TP Cần Thơ. Chùa được xây dựng năm 1895 và trải qua các lần tôn tạo lớn vào năm 1905, 1917 và 1923 để có quy mô và kiến trúc như ngày nay.

3 cong trinh 'nua Tay nua ta' tru danh dat Tay Do-Hinh-6
 Chùa tọa lạc trong một khuôn viên rộng và có nhiều cây xanh. Chính điện của chùa là một ngôi nhà gạch kiên cố, gồm 5 gian, lợp ngói âm dương, trên có hình lưỡng long tranh châu. Đặc biệt, ngôi chùa mang kiểu kiểu kiến trúc Á-Âu kết hợp, khác với kiểu chùa truyền thống ở Nam Bộ.

3 cong trinh 'nua Tay nua ta' tru danh dat Tay Do-Hinh-7
Mặt tiền chính điện là nơi tập trung những đường nét kiến trúc phương Tây, với các vòm cửa tròn, hàng cột kiểu châu Âu, các mô típ trang trí hình hoa lá kiểu Pháp. 

3 cong trinh 'nua Tay nua ta' tru danh dat Tay Do-Hinh-8
 Nét phương Đông của ngôi chùa thể hiện ở hệ thống câu đối, liễn đối, hoành phi, các món đồ thờ tự... được các nghệ nhân dân gian tạo tác. Gian gữa chính điện chùa Nam Nhã là nơi thờ Quan Thánh Đế Quân, Lịch Đại Tổ Sư và người lập chùa là Nguyễn Giác Nguyên. 

3 cong trinh 'nua Tay nua ta' tru danh dat Tay Do-Hinh-9
3. Nằm bên rạch Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ thế kỷ 19. Đình được khởi dựng vào năm 1844, năm 1909 đình được xây mới hoàn toàn do ngôi đình cũ đã xuống cấp.

3 cong trinh 'nua Tay nua ta' tru danh dat Tay Do-Hinh-10
 Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột đều choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc. Mặt ngoài của đình có các cột xi măng trang trí họa tiết đắp nổi kiểu phương Tây.

3 cong trinh 'nua Tay nua ta' tru danh dat Tay Do-Hinh-11
 Nét phương Tây cũng xuất hiện ở các miếu thờ trong khuôn viên đình. Dạng kiến trúc này có nhiều nét tương đồng với nhà cổ Bình Thủy và chùa Nam Nhã, phản ánh một xu hướng xây dựng được ưa chuộng ở vùng đất Bình Thủy một thế kỷ trước.

3 cong trinh 'nua Tay nua ta' tru danh dat Tay Do-Hinh-12
Yếu tố kiến trúc truyền thống của đình Bình Thủy được thể hiện qua các kết cấu gỗ, hoạt tiết trang trí mái, những mảng chạm khắc gỗ tinh tế và sinh động.. 

Mời quý độc giả xem video: Di tích "đắp chiếu" - Hay "tây hóa" di sản lịch sử | VTV TSTC.

Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN