3 bà hoàng Việt Nam được lịch sử nhắc nhiều nhất là ai?

Trong cuốn “Bí sử Vương triều”, các tác giả cho biết, trong lịch sử Việt Nam có nhiều bà hoàng với những dấu ấn riêng. Tuy nhiên, lịch sử nhắc nhiều nhất tới ba bà hoàng là  Dương Vân Nga, Lý Chiêu Hoàng và Nguyên phi Ỷ Lan.
Dương Vân Nga- bà hoàng hai triều đại
Bà hoàng đầu tiên phải kể đến Hoàng hậu Dương Vân Nga (? – 1000), người Ái Châu (Thanh Hóa). Sử sách chép lại, sinh thời Dương Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh, phúc hậu, xen lẫn nét thanh tú, cao sang. Nhan sắc của bà được tả trong cuốn Hoàng Vương ca tích: Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn/Mắt kia sao mọc cờn cờn/Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân…”.
3 ba hoang Viet Nam duoc lich su nhac nhieu nhat la ai?
Đền thờ bà hoàng Dương Vân Nga 
Bà là người duy nhất trong lịch sử làm hoàng hậu hai triều vua liên tiếp. Đầu tiên bà là vợ của vua Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng). Khi vua Đinh Bộ Lĩnh mất, con trai mới 6 tuổi, Dương Vân Nga không thể buông rèm nhiếp chính mà trong cung Lê Hoàn nắm toàn bộ quyền lực.
Vì thế Dương Vân Nga đã lấy áo long cổn, khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Năm 980 Lê Hoàn lên ngôi, lấy hiệu là Lê Đại Hành. Năm 982 Vua Lê Đại Hành lập Hoàng Thái hậu nhà Đinh là Dương Vân Nga làm Đại Thắng Minh Hoàng Hậu.
Việc nhường ngôi và trở thành vợ của vua Lê Hoàn gây ra nhiều tranh cãi trong lịch sử. Bà bị các sử gia phong kiến buộc tội “gian dâm” với tướng Lê Hoàn từ trước. Bà bị chỉ trích rất nặng nề trong việc không tròn đạo vợ chồng khi vua Đinh Bộ Lĩnh vừa bị ám sát đã nhanh chóng trao giang sơn cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn và trở thành hoàng hậu của vị vua này.
Tuy nhiên lịch sử ngày nay tỏ ra cảm thông cho hành động nhường ngôi cho Lê Hoàn cũng như việc 2 người trở thành vợ chồng.
Lý Chiêu Hoàng - nữ hoàng cuối cùng của Triều Lý
Lý Chiêu Hoàng là “nữ hoàng” duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Bà là con thứ của vua Lý Huệ Tông. Bà sinh vào buổi giao thời, khi vận nhà Lý đã suy. Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên lập bà khi đó 7 tuổi làm thái tử rồi truyền ngôi đổi niên hiệu là Thiên chương Hữu Đạo, gọi là Lý Chiêu Hoàng.
3 ba hoang Viet Nam duoc lich su nhac nhieu nhat la ai?-Hinh-2
 Đền thờ bà Lý Chiêu Hoàng
Năm 1225, Trần Thủ Độ dựng lên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh rồi chuyển giao triều chính bằng cách bắt Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Từ đây nhà Lý nhường ngôi nhà Trần mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử.
Sau này do sống với Trần Cảnh không có con nên đang từ Chiêu Thánh hoàng hậu, bà bị phế ngôi để chị gái là Thuận Thiên công chúa lúc này đang có mang 3 tháng với Trần Liễu (anh trai Trần Cảnh) thế vào chỗ của mình.
Sau này, ở độ tuổi 40, Lý Chiêu Hoàng lấy Lê Phụ Trần, một vị tướng tài trong cuộc chiến với quân Nguyên lần thứ nhất. Bà sống với Lê Phụ Trần 20 năm, sinh một con trai, một con gái. Đầu năm 1278, bà về thăm lại quê xưa làng Cổ Pháp (Bắc Ninh). Tháng 3 năm đó, bà mất, thọ 61 tuổi.
Các nhà sử học cho rằng, Lý Chiêu Hoàng không chỉ nổi tiếng bởi là vị vua nữ duy nhất trong lịch sử mà bà còn “nổi tiếng” bởi cuộc đời truân chuyên, nhiều bi kịch gắn với những vinh- nhục, yêu- ghét, đắng cay- thù hận. Thậm chí, nhiều người cho rằng bà có tội với nhà Lý khi để mất ngôi vua, khiến nhà Trần rơi vào tay nhà Lý.
Nguyên phi Ỷ Lan
Nguyên phi Ỷ Lan là người phụ nữ có dấu ấn kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam. Lịch sử chép rằng, mùa xuân năm Quý Mão 1063 vua Lý Thánh Tông, tuổi đã 40 không có con nối dõi về viếng chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) để cầu tự.
Từ xa vua nghe thấy tiếng hát ngân nga ở đâu đưa đến. Nhìn kỹ là một người con gái đứng tựa gốc lan. Vua cho mời vào, thấy người con gái tuổi vừa đôi mươi, dáng vẻ yêu kiều, đối đáp thông minh nên đưa về kinh lập làm phi.
3 ba hoang Viet Nam duoc lich su nhac nhieu nhat la ai?-Hinh-3
 Đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan
Ỷ Lan lần lượt sinh cho vua Lý Thánh Tông hai người con trai. Khi vua Lý Thánh Tông băng hà, thái tử Càn Đức lên nối ngôi, tức vua Lý Nhân Tông khi mới 6 tuổi.
Vì vua còn quá nhỏ nên Linh nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan buông rèm nhiếp chính trông coi triều đình, điều khiển quốc gia với nhiều quyết sách đúng đắn.
Sau này, các nhà sử học đều cho rằng, trong hai lần bà đăng đàn nhiếp chính thì cả hai lần nước Đại Việt làm nên chiến thắng vang dội. Lần thứ nhất là mở rộng lãnh thổ Đại Việt năm 1069 và lần thứ hai buộc triều đình Trung Quốc công nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập năm 1077.
Tuy nhiên, cuộc đời bà cũng có những thống khổ và sự giày vò. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, triều đình rối ren, Ỷ Lan là nguyên phi không được can dự vào triều chính. Để có quyền hành nhiếp chính, bà đã bày mưu kế phế truất và sát hại Thái hậu nhiếp chính tiền nhiệm là Thượng Dương Hoàng thái hậu. Việc làm này đã gây nên nhiều tranh cãi xung quanh bà.
Sau này các nhà sử học có cái nhìn nhân ái về điều này “Trong sự nghiệp làm chính trị âu đấy cũng là chuyện thường tình”.

Mời độc giả xem video:Người dân New Delhi, Ấn Độ thất vọng vì là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới. Nguồn: VTV24.

Thu Hà

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN