-
Bác sĩ da liễu Whitney Bow và chuyên gia vi trùng học Philippe Thierry đến từ Đại học New York (Mỹ) cho biết có những vật dụng tuyệt đối không dùng chung bởi chúng tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh tật.
-
Bàn chải đánh răng. Lông bàn chải với môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Việc dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân này khiến vi khuẩn gây hại dễ dàng chuyển từ miệng người này sang người khác. Tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu người dùng có vấn đề răng miệng như lở loét, chảy máu chân răng.
-
Khăn tắm. Giống như bàn chải, khăn tắm thường xuyên ẩm ướt khiến vi khuẩn, nấm thoải mái sinh sôi. Thực tế, từng có trường hợp dùng chung khăn tắm làm lây truyền đau mắt đỏ, tụ cầu vàng. Tốt nhất, mỗi người nên có một chiếc khăn riêng, giặt sạch rồi phơi ngoài nắng cho thật khô sau mỗi lần sử dụng.
-
Bông tắm. Cũng là vật dụng trong nhà vệ sinh, bông tắm hiếm khi khô ráo nên nó được xem là “ổ” vi khuẩn, nấm và tế bào chết. Dùng chung bông tắm tăng nguy cơ nấm tay chân, mọc mụn hoặc ghẻ.
-
Dao cạo. Nếu cạo râu ngoài tiệm, bạn cần nhắc nhở chủ quán thay dao cạo mới. Việc dùng chung dụng cụ này tiềm ẩn các bệnh lây truyền đường máu như HIV, viêm gan siêu vi.
-
Nhíp. Giống như dao cạo, sử dụng nhíp để loại bỏ những sợi lông mọc ngược có thể gây chảy máu. Theo cách này, nhíp trở thành nguồn lây bệnh nguy hiểm như viêm gan C, HIV mà bạn khó có thể nhìn ra bằng mắt thường.
-
Lược chải đầu. Dùng chung lược chải đầu không gây bệnh nguy hiểm giống như dùng dao cạo, nhíp song nó lại làm lây lan ký sinh trùng như chấy, ghẻ.
-
Dụng cụ trang điểm. Khi dùng chung, dụng cụ trang điểm sẽ tiếp xúc với nước mắt, niêm mạc mũi, nước bọt, máu hoặc mụn mủ gây ra các vấn đề tiêu cực như viêm nhiễm, dị ứng.
-
Son môi. Trong khi đó, Herpes môi (mụn rộp môi) có thể dễ dàng lây truyền qua việc dùng chung một cây son. Ngay cả khi dấu hiệu không rõ ràng, mầm bệnh vẫn có thể xuất hiện trong niêm mạc miệng và nước bọt.
-
Lăn khử mùi. Dù có tính kháng khuẩn song bề mặt tiếp xúc ra của cây lăn vẫn chứa vô số vi khuẩn gây mùi. Nếu dùng chung, bạn có thể lây nhiễm từ người trước.
-
Tai nghe. Sử dụng món vật dụng cá nhân này làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn trong tai. Đặc biệt, tình trạng sẽ nguy hiểm hơn khi tai nghe dùng trong lúc luyện tập thể thao. Lúc đó, nhiệt độ, độ ẩm vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn streptococcus, staphylococcus thâm nhập vào tai, gây nhiễm trùng, mụn nhọt, mụn mủ… Ảnh: Internet.
-
Mời độc giả xem video: Tại sao ăn quá nhanh khiến bạn bị nấc cụt? Nguồn: Zingnews.