Video deepfake Elon Musk tặng 20 triệu đô tiền số lan truyền chóng mặt

Video giả mạo này hướng người xem đến một trang web lừa đảo, gây ra mối lo ngại rộng rãi.

Một video deepfake về Elon Musk thông báo về chương trình tặng tiền điện tử trị giá 20 triệu đô la đã lan truyền, gây ra sự nhầm lẫn rộng rãi. Video hướng người xem đến một trang web có tên Elon4u.com, tuyên bố sai sự thật rằng chương trình tặng tiền là hợp pháp.
Video deepfake Elon Musk tang 20 trieu do tien so lan truyen chong mat
 Video lan truyền trên mạng xã hội bị vạch trần là deepfake. Ảnh: Chụp màn hình
Trong video, Musk (deepfake) hứa hẹn về chương trình tặng thưởng, tuyên bố: "Tôi sẽ tặng thưởng tiền điện tử trị giá 20 triệu đô la tại Elon4u.com trong một tuần bắt đầu từ ngày 13 tháng 12". Ông đảm bảo với người xem rằng việc tham gia rất nhanh chóng và đơn giản, đồng thời tăng thêm tính cấp bách để thu hút mọi người vào trò lừa đảo.
Trong video, Musk dường như hứa hẹn về chương trình tặng thưởng, tuyên bố: "Tôi sẽ tặng thưởng tiền điện tử trị giá 20 triệu đô la tại Elon4u.com trong một tuần bắt đầu từ ngày 13 tháng 12". Ông đảm bảo với người xem rằng việc tham gia rất nhanh chóng và đơn giản, đồng thời tăng thêm tính cấp bách để thu hút mọi người vào trò lừa đảo.
Tại Việt Nam cũng ngập tin giả liên quan đến Elon Musk
Sự việc làm nổi bật những rủi ro ngày càng tăng do deepfake gây ra, có thể sao chép giọng nói và ngoại hình của những người nổi tiếng một cách thuyết phục.
Các chuyên gia cảnh báo rằng các vụ lừa đảo sử dụng deepfake đang trở nên tinh vi hơn, khiến người dùng phải kiểm tra lại các khiếu nại như vậy từ các nguồn đáng tin cậy.
Video deepfake Elon Musk tang 20 trieu do tien so lan truyen chong mat-Hinh-2
Video deepfake Elon Musk tang 20 trieu do tien so lan truyen chong mat-Hinh-3
Mạng xã hội tại Việt Nam cũng xuất hiện vô vàn tin giả liên quan đến Elon Musk. Ảnh chụp màn hình 
Tại Việt Nam, liên tục trong vài tháng qua cũng xuất hiện hàng loạt fakenews liên quan đến Elon Musk. Các thông tin giả mạo này rộ nhất là sau cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ.
Nhiều nhất trong số đó là thông tin liên quan đến mẫu điện thoại Pi Phone.  Bất chấp việc Elon Musk và Tesla đã chính thức phủ nhận, các bài đăng thậm chí còn đi xa hơn khi đưa mức giá bán chính thức là 299 USD.
Thông tin này được đăng tải tại các hội nhóm liên quan đến một loại tiền điện tử hoặc trên trang của các cá nhân có liên quan đến cộng đồng này.
Video deepfake Elon Musk tang 20 trieu do tien so lan truyen chong mat-Hinh-4
Nhiều bài đăng bị gỡ bỏ do phát hiện là sai sự thật, nhưng vẫn liên tục xuất hiện với số lượng và tầng suất dày đặc. Ảnh chụp màn hình 
Ngoài ra, các page mạng xã hội còn đăng tải các thông tin giả khác như Musk mua lại CNN, mua lại Ford, chế tạo các thiết bị viễn tưởng khác.
Chuyên gia an ninh mạng Đào Thiện Hải nhận định: "Những thông tin giả này lan truyền rõ ràng là có mục đích. Rất có thể là một cộng đồng tiền ảo có liên quan lợi dụng nó để trục lợi".

Mạo danh người nổi tiếng, lợi dụng các sự kiện 'nóng”, các “vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội” để tạo dựng thông tin giả mạo, đánh lừa dư luận nhằm trục lợi là một thủ đoạn phổ biến.

Thời gian qua, Bộ Công an cũng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai nhiều giải pháp đấu tranh đồng bộ về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật nhằm buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tuân thủ pháp luật Việt Nam; qua đó kiểm soát, hạn chế, ngăn chặn, gỡ bỏ kịp thời thông tin giả, xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội.

Mời độc giả xem thêm video "Xác minh và xử lý nghiêm đối tượng tung tin giả lộ đề thi Tốt nghiệp THPT" | VTV24


Bắt được 'thủy quái' có vảy rồng kỳ lạ, cần thủ bủn rủn

Trong một lần đi câu, người đàn ông đã bất ngờ kéo lên một con "thủy quái" khổng lồ có vảy trên thân như rồng.

Bat duoc 'thuy quai' co vay rong ky la, can thu bun run
 Khi đi câu tại một con sông chảy qua khu rừng rậm Guyana thuộc Nam Mỹ, người đàn ông đã bất ngờ kéo lên được một con thủy quái có lớp vảy lớn giống như vảy rồng.

Ảnh đẹp ngất ngây về động vật hoang dã, nhìn là mê

Dưới đây là những bức ảnh đẹp ngất ngây về động vật hoang dã, đảm bảo nhìn là bạn sẽ mê.

Anh dep ngat ngay ve dong vat hoang da, nhin la me
Tác phẩm “Vũ điệu trong tuyết” của nhiếp ảnh gia người Trung Quốc, Qiang Guo. Trong ảnh là 2 chú chim trĩ 7 màu đang luân phiên đậu trên 1 thân cây. Chuyển động của chúng giống như một màn khiêu vũ tuyệt đẹp trong tuyết. (Ảnh: Qiang Guo/PA)

Anh dep ngat ngay ve dong vat hoang da, nhin la me-Hinh-2
Một con tinh tinh cái đang cẩn thận chải lông cho một con đực trưởng thành tại Vườn quốc gia Loango ở miền tây Gabon, châu Phi. (Ảnh: Tobias Deschner/AFP/Getty Images)

Anh dep ngat ngay ve dong vat hoang da, nhin la me-Hinh-3
Một chú mèo báo Amur, còn được gọi là mèo rừng Viễn Đông, được nhìn thấy trong khu bảo tồn thiên nhiên Khankaysk ở Nga. (Ảnh: Yuri Smityuk/TASS)

Anh dep ngat ngay ve dong vat hoang da, nhin la me-Hinh-4
Một con cáo bị chột một mắt uống nước bên bờ sông Dodder ở Dublin, Ireland. (Ảnh: Niall Carson/PA)

Anh dep ngat ngay ve dong vat hoang da, nhin la me-Hinh-5
Chính phủ Australia đã chính thức liệt gấu koala vào danh sách loài nguy cấp sau khi số lượng của chúng giảm mạnh do các vụ cháy rừng thảm khốc. (Ảnh: chrissmith731/Getty Images/iStockphoto)

Người tung tin giả “Đà Lạt có biến” sẽ bị xử lý thế nào?

Hành vi đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 101 Nghị định 15 hoặc xử lý hình sự theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015.

Mới đây, Công an tỉnh Lâm Đồng khẳng định các thông tin trên không gian mạng như “ Đà Lạt xảy ra biến lớn”, “Đà Lạt xảy ra vấn đề, cấm người dân ra đường”, “Đà Lạt xảy ra bạo động, bắn súng...” đều sai sự thật, vi phạm pháp luật. Những thông tin này gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Cơ quan công an đã triệu tập một số cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên. Những người này đều thừa nhận hành vi sai phạm và khai nhận đọc được các thông tin trong các hội, nhóm trên mạng rồi đăng tải mạng xã hội cá nhân mà không kiểm chứng, sau đó đăng tải.