Vị tướng nào khiến Tào Tháo phải nể phục, suýt đoạt mạng Mã Siêu?

Dù không phải cái tên đình đám như Trương Phi, Quan Vũ hay Triệu Vân nhưng vị tướng này vẫn khiến Tào Tháo phải săn đón. Ông còn là người từng đánh bại cả Mã Siêu.

Diêm Hành - Mãnh tướng khiến Tào Tháo phải nể phục, suýt đoạt mạng Mã Siêu

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, "ngũ hổ tướng" của Thục Hán là những cái tên được đánh giá hàng đầu thời bấy giờ. Ngoài "võ thánh" Quan Vũ, Mã Siêu cũng thuộc hàng võ công cao cường, lập nhiều chiến công lúc bấy giờ. Thậm chí đến Trương Phi, Hứa Chử cũng chẳng thể đánh bại được Mã Siêu. Ấy thế mà mãnh tướng này lại bị một nhân vật ít tên tuổi khác đánh bại, suýt mất mạng. Người làm được chuyện đó chính là Diêm Hành.

Vi tuong nao khien Tao Thao phai ne phuc, suyt doat mang Ma Sieu?

Nhân vật Diêm Hành trên phim.

Diêm Hành tự là Ngạn Minh, sau đổi sang tên Diêm Diễm, một võ tướng ở Tây Lương. Ông là người quận Kim Thành, ngày trẻ đã nổi tiếng bản lĩnh, sau đi theo Hàn Toại.

Ngày đó, Mã Đằng và Hàn Toại từng là cặp đôi thân thiết thời còn cát cứ ở Lương Châu. Về sau lại bắt đầu trở thành thù địch. Hàn Toại phải bỏ chạy sau lần bị Mã Đằng đánh, cuối cùng hợp binh quay lại đánh trả, giết cả vợ con Mã Đằng. Mối thâm thù hai bên vì thế khó lòng hóa giải.

Bấy giờ, Diêm Hành đã dùng mâu kích đấu với Mã Siêu, khi mâu gãy, Diêm vẫn dùng để tấn công vào cổ đối phương. Lần đó, Mã Siêu suýt chút nữa thì mất mạng. Điều này cho thấy thực lực của ông không hề đơn giản.

Thực tế thì Tào Tháo cũng rất ngưỡng mộ tài năng của Diêm Hành. Năm 208, Tào muốn đánh Kinh Châu nhưng không yên tâm về Mã Đằng và Hàn Toại nên đã nhân danh Hán Hiến Đế để gọi Mã Đằng về Hứa Xương làm Vệ úy. Bề ngoài đây như lần thăng chức, nhưng thực ra là để chia cắt ông ta với Hàn Toại, còn binh quyền do con của Mã Đằng là Mã Siêu đảm nhận.

Vi tuong nao khien Tao Thao phai ne phuc, suyt doat mang Ma Sieu?-Hinh-2

Năm 209, Tào Tháo trở về từ trận Xích Bích, Hàn Toại sai Diêm Hành đến và được ông ta tiếp đón rất tận tình. Thậm chí người đứng đầu Tào Ngụy còn phong cho Diêm Hành chức Thái thú Kiện Vi, đưa cha Hành về làm Túc vệ. Diêm Hành sau lần đó đã khuyên Hàn Toại nên gửi con tin cho Tào Tháo để bày tỏ lòng trung thành.

Đến khi Mã Siêu làm phản, báo thù cho cha, Hàn Toại cũng muốn làm theo nhưng Diêm Hành một mực can ngăn. Bất chấp điều đó, Hàn Toại vẫn dấy binh tham chiến. Biết chuyện, Tào Tháo ra lệnh giết con cháu Hàn Toại nhưng vẫn cho cha Diêm Hành được sống, đồng thời viết thư nhắc nhở vị tướng này chống Hàn Toại.

Trong bức thư được viết năm đó, Tào Tháo không ngần ngại bày tỏ sự ngưỡngmộ mình dành cho Diêm Hành: "Mặc dù ta đã giết con trai Hàn Toại nhưng chưa giết phụ thân của ông. Nay phụ thân ông đang tạm thời 'sống' trong ngục, đó không phải một nơi tốt để dưỡng lão. Tướng quân mau đến chỗ ta, vẫn là ông đích thân chăm sóc phụ thân thì tốt hơn".

Nhưng Hàn Toại cũng muốn lấy lòng Diêm Hành nên đã gả con gái cho ông. Tào Tháo bắt đầu nghi ngờ vị tướng này không trung thành với mình. Để trả lời, một đêm nọ Diêm Hành mang quân tập kích bất ngờ Hàn Toại. Nào ngờ quân Hàn Toại vẫn chống trả được, khiến Diêm Hành phải bỏ chạy đến Hạ Hầu Uyên.

Trong sử sách chép thêm, năm 215, Diêm Hành cùng Tào Tháo đánh Hàn Toại. Nhưng cũng từ đó không còn ghi chép nào về ông. Nhiều người cho rằng vị tiểu tướng này đã qua đời thời điểm đó.

Trong mắt Tào Tháo, 3 mãnh tướng nào có vị trí quan trọng nhất?

Thời Tam Quốc, nhà Tào Ngụy có lực lượng hùng mạnh nhất, được vô số nhân tài đầu quân, nhưng có 3 nhân vật ít được biết tới, đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện con mắt nhìn người của Tào Tháo.

Cuối thời Đông Hán, Trung Hoa rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực quân phiệt cát cứ, giao tranh ác liệt. Nổi lên trong số các thế lực thời bấy giờ là Tào Tháo ở Duyện Châu.

Tào Tháo là người đầu tiên giương cao ngọn cờ diệt trừ Đổng Trác. Dựa vào chiến lược phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu, Tào Tháo dần trở thành thế lực lớn mạnh nhất, thu hút được vô số người tài gia nhập.

Loạt ảnh quý giá về Cố đô Huế những năm 1919-1926

Khám phá đời sống và cảnh quan ở Cố đô Huế những năm 1919-1926 qua loạt ảnh tư liệu quý do người Pháp thực hiện.

Loat anh quy gia ve Co do Hue nhung nam 1919-1926
Một cánh cổng của Kinh thành Huế những năm 1919-1926. Ảnh: manhhai / Flickr.

Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền: Ai lựa chọn người thừa kế chuẩn nhất?

Ba lãnh đạo Tam Quốc gồm Tôn Quyền, Tào Tháo và Lưu Bị đều có cách chọn người thừa kế riêng của mình, nhưng rốt cuộc ai mới là người sáng suốt nhất?

Quần hùng Tam Quốc, Viên Thiệu, Lưu Biểu đều rất sủng ái con út, vì vậy mà sau khi họ mất, thế lực rơi vào cảnh nội chiến liên miên. Tào Tháo từng cảm thán: "sinh tử đương như Tôn Trọng Mưu", bản thân Tào Tháo cũng nhận thức được tác hại của việc chọn con út làm người kế vị, nhưng chính ông cũng lại mắc phải sai lầm khác.

Tào Tháo: Để hai con tranh đấu đoạt quyền