
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc. Tồn tại trong hơn 270 năm, triều đại này trải qua 12 đời hoàng đế. Thế nhưng, bên trong cung điện hoàng gia tráng lệ này chỉ lưu giữ 11 bài vị của hoàng đế nhà Thanh.

Hoàng đế nhà Thanh duy nhất không được lập bài vị để thờ phụng trong Tử Cấm Thành là Phổ Nghi (1906 - 1967). Là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Phổ Nghi là con trai trưởng của Thuần Thân vương Tải Phong - em cùng cha khác mẹ của hoàng đế Quang Tự.

Phổ Nghi đăng cơ lên ngôi báu vào năm 1908 sau khi hoàng đế Quang Tự, băng hà mà không có con trai nối dõi.

Do lên ngôi khi tuổi còn quá nhỏ nên hoàng đế Phổ Nghi cai trị trị nhà Thanh dưới sự phò tá đắc lực của một quan nhiếp chính.

Ban đầu, quan nhiếp chính phụ giúp vua hoàng đế Phổ Nghi chăm lo chuyện triều chính là Thuần Thân vương Tải Phong và từ tháng 12/1911 là Thái Hậu Long Dụ.

Tháng 11/1911, Cách mạng Tân Hợi dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn diễn ra thành công, lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.

Ngày 12/2/1912, Thái hậu Long Dụ ký vào "Thanh đế thoái vị chiếu thư" theo một thỏa thuận giữa triều đình với chính quyền Dân quốc mới.

Vua Phổ Nghi, lúc đó 6 tuổi, buộc phải thoái vị nhưng được phép tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh và được chính quyền mới còn trợ cấp 4 triệu lượng bạc mỗi năm.

Đến năm 1924, Phổ Nghi bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành và buộc phải sống lưu vong. Trong những năm sau đó, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh chuyển đến sống nhiều nơi, trải qua không ít "sóng gió" cuộc đời. Năm 1967, ông qua đời do biến chứng của ung thư thận và bệnh tim.

Do thời điểm Phổ Nghi qua đời chỉ là một công dân bình thường như bao người dân Trung Quốc nên không được lập bài vị để thờ phụng trong Tử Cấm Thành như 11 hoàng đế nhà Thanh trước đó. Vậy nên, Cố Cung chỉ lưu giữ 11 bài vị của hoàng đế nhà Thanh.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.