Trung - Ấn điều quân đến biên giới, nguy cơ đụng độ vẫn còn

Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố giảm căng thẳng nhưng trên thực tế họ âm thầm điều động hàng nghìn binh sĩ và phương tiện tới biên giới.

Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đã cam kết giảm căng thẳng tại Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) trong cuộc họp cấp cao hôm 24/6, nhưng cả hai nước vẫn âm thầm điều động hàng nghìn binh sĩ và phương tiện hạng nặng tới khu vực biên giới.
Trung - An dieu quan den bien gioi, nguy co dung do van con
 Biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Ảnh: Al Jazeera.
Động thái tăng cường sức mạnh quân sự này khiến dư luận lo ngại các cuộc đụng độ giữa hai bên có thể bùng phát bất cứ lúc nào với quy mô lớn hơn.
Theo hãng thông tấn PTI của Ấn Độ, Trung Quốc đã điều động một lượng lớn binh sĩ tới Pangong Tso và thung lũng Galwan. Bên cạnh binh sĩ, Trung Quốc còn triển khai thêm trực thăng tấn công và phương tiện bóc thép tới khu vực.
Trong khi đó, dù không xác nhận thông tin này, nhưng người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết, Bộ Chỉ huy quân sự Tây Tạng thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc gần đây đã tổ chức cuộc tập trận tại khu vực có độ cao lớn. Ông Ngô Khiêm nhấn mạnh, cuộc tập trận này nằm trong kế hoạch huấn luyện hàng năm và không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Trong hai tuần qua, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tăng cường lực lượng trong khu vực cách đồn của quân đội Ấn Độ tại Depsang 21km. Hiện có khoảng 10.000 binh sĩ Trung Quốc và các phương tiện hạng nặng đã có mặt tại Depsang.
Về phần Ấn Độ, lực lượng bảo vệ biên giới (ITBP) nước này đã bắt đầu triển khai 40 đại đội mới tới nhiều địa điểm dọc theo đường Đường Kiểm soát Thực tế nhằm thực hiện các cuộc tuần tra để phát hiện những động thái bất thường từ binh lính Trung Quốc.
Nhiều khí tài cơ giới như máy bay không người lái, xe quân sự hoạt động trên mọi địa hình, xe trượt tuyết và xe tải đã được bổ sung. Khoảng 4.000 binh sĩ được cử đi chi viện cho sứ mệnh biên giới. Cựu Đại úy Lục quân Ấn Độ Tashi Chhepal nhận định, việc điều động lực lượng lần này chưa từng có tiền lệ.
Nhưng động thái của hai bên diễn ra trong bối cảnh hôm 24/6, quan chức ngoại giao cấp cao Ấn Độ và Trung Quốc đã gặp nhau thông qua hội đàm video và nhất trí “thực hiện những cam kết giảm căng thẳng mà chỉ huy hai nước đạt được”.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết: "Ấn Độ đã cam kết sẽ không đi qua Thung lũng Galwan để tuần tra và xây dựng. Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức các cuộc họp cấp chỉ huy khu vực để thảo luận về việc rút các binh sĩ tại các địa điểm khác nhau”.
Việc Trung Quốc và Ấn Độ cùng phát đi tín hiệu giảm nhiệt nhưng vẫn triển khai những biện pháp phòng bị tại khu vực biên giới cho thấy thực tế, căng thẳng giữa hai nước không thể giải quyết một sớm một chiều.
Trong nhiều năm qua, đường biên giới Trung-Ấn trải dài hơn 4.000km vẫn luôn chứng kiến sự đối đầu âm ỉ và nhiều lần bùng phát xung đột giữa hai nước. Nhưng cuộc đụng độ ngày 15/6 tại thung lũng Galwan là cuộc chạm trán đầu tiên có hậu quả thương vong nặng nề. Phía Ấn Độ tuyên bố 20 binh sĩ thiệt mạng, trong khi Trung Quốc vẫn chưa xác nhận số thương vong.
Với việc cả Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục duy trì số lượng lớn binh sĩ tại khu vực, các nhà phân tích nhận định, chỉ cần một va chạm nhỏ giữa hai bên, rất có thể bùng phát xung đột với quy mô lớn hơn hôm 15/6.

Ảnh hiếm về cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962

(Kiến Thức) - Căng thẳng ở vùng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc vẫn âm ỉ lâu nay, kể từ cuộc chiến tranh năm 1962.

Anh hiem ve cuoc chien tranh bien gioi Trung-An nam 1962
 Xung đột biên giới Trung-Ấn năm 1962 chính thức bắt đầu xảy ra vào ngày 20/10/1962 khi quân Trung Quốc đồng loạt mở nhiều cuộc tấn công vào vùng Ladakh và dọc theo tuyến McMahon. Ảnh: IT. 

Ca nhiễm COVID-19 mới tăng kỷ lục, nước Mỹ giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Mỹ hiện vẫn là ổ dịch COVID-19 lớn nhất thế giới và ghi nhận mức tăng kỷ lục hơn 38.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới trong 24 giờ qua.

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?
 Giới chức y tế Mỹ báo cáo 38.115 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận tại nước này hôm 24/6, cao nhất kể từ ngày 26/4 - đỉnh điểm đầu tiên của đại dịch ở Mỹ. (Nguồn ảnh: Reuters)

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-2
 Nhiều bang của nước Mỹ, trong đó có California, Texas và Florida, chứng kiến số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới tăng mạnh trong hai tuần qua. 

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-3
Đáng chú ý, California ghi nhận mức tăng kỷ lục 7.149 ca nhiễm mới hôm 23/6. Texas và Florida cũng lập kỷ lục về số ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày. Trong đó, bang Texas ghi nhận 5.551 trường hợp vào hôm 24/6.  

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-4
Lo ngại về làn sóng dịch bệnh thứ hai có thể bùng phát, Thống đốc Texas Greg Abbott kêu gọi người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra đường. 

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-5
 Thống đốc bang California Gavin Newsom yêu cầu người dân đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn và thường xuyên rửa tay để đề phòng lây nhiễm virus. Ảnh: Nhiều người tập trung trên bãi biển ở Oceanside, California, hôm 22/6.

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-6
Alberto Amore cắt tóc cho Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio tại Astor Place Hairstyles trong giai đoạn 2 mở cửa trở lại các doanh nghiệp ở thành phố New York, ngày 23/6.

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-7
 Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, ít nhất 26 bang nước Mỹ đang chứng kiến sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 so với tuần trước.

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-8
  Sự gia tăng về các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây lo ngại về đợt bùng dịch thứ hai khi Mỹ tái mở cửa. 

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-9
Một phụ nữ đang được lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm COVID-19 tại Denver, Colorado, ngày 20/6/2020.

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-10
 Nhân viên của Sun Tran phát khẩu trang miễn phí cho hành khách tại bến xe buýt ở Tucson, bang Arizona, ngày 20/6.

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-11
 Cảnh đông đúc bên ngoài một quán bar được mở cửa trở lại trong khu East Village ở New York ngày 12/6.

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-12
 Laila Lacy, 17 tuổi, và Ashley Williams, 17 tuổi, đeo khẩu trang trong buổi lễ tốt nghiệp trung học tại Los Angeles, California, ngày 12/6.

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-13
Bác sĩ John Jones lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho nhân viên tại phòng khám ở Scottsdale, Arizona, ngày 17/6. 

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-14
 Các nhân viên y tế tại Bệnh viện Northwestern Memorial ở Chicago, bang Illinois, hồi tháng 5/2020.

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-15
 Bác sĩ Vincent Carrao lấy máu của một bệnh nhân để xét nghiệm COVID-19 tại bệnh viện ở Fort Lee, New Jersey, ngày 15/6.

Ca nhiem COVID-19 moi tang ky luc, nuoc My gio ra sao?-Hinh-16
 Michael Nasimov đeo khẩu trang khi cắt tóc cho một khách hàng ở Joseph Hair Salon tại Port Washington, New York, ngày 11/6.

Nhìn lại những lần biên giới Trung-Ấn "dậy sóng" trên dãy Himalaya

(Kiến Thức) - Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa được giải quyết sau cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962. Kể từ đó, cuộc xung đột giữa hai nước láng giềng này tại khu vực biên giới trên dãy Himalaya nhiều lần xảy ra.

Trải dài qua lãnh thổ 5 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Bhutan, Nepal và Trung Quốc, dãy Himalaya từng chứng kiến nhiều cuộc xung đột liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới của các nước, đặc biệt là giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Trung Quốc và Ấn Độ giáp nhau trên 3.550 km, được phân cách bởi dãy núi Himalaya hiểm trở và vùng cao nguyên Tây Tạng. Sau khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát Tây Tạng năm 1950, hai vùng đệm hiện nay giữa Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước Nepal và Bhutan, nằm ở phía nam dãy Himalaya. Ba khu vực này vẫn là điểm nóng xung đột giữa Bắc Kinh và New Delhi.