Trồng dâu tây bạt ngàn, nông dân tỷ phú Sơn La bán đắt hàng

Cây dâu tây đem lại "mùa quả ngọt" cho người nông dân khu Tân Thảo, xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), giúp họ có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

 Khi nhắc tới khu Tân Thảo hay là Xuân Quế, người ta nghĩ ngay đến vùng đất hoang sơ và nghèo đói. Vùng đất chỉ có đồi hoang, cỏ lau và bãi sậy… Những suy nghĩ đó chỉ đúng với vùng đất này vài chục năm trở về trước, thời điểm người dân nơi đây sáng vác cuốc lên nương, chiều vác bó củi khô về đun, dắt theo sau là những chú trâu để cày.

Người dân lam lũng vất vả quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" chỉ để chăm bón cho cây ngô, cây sắn trên nương. Vất vả là vậy, thế nhưng thu nhập của người dân cũng chả được bao nhiêu, nhà làm được nhiều thì cũng chỉ đủ ăn trong một năm, nhà ít thì phải vay mượn để ăn vài ba tháng. Và cứ thế, cái đói, cái nghèo cứ bám theo người dân suất một thời gian dài.

Đến nay, vùng đất hoang sơ năm nào đã hoàn toàn "thay da, đổi thịt" nhờ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo…, cùng với đó là những thay đổi về tư duy của những người nông dân. Họ không ỷ lại, không chịu khuất phục trước những khó khăn, quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất nơi mình đã sinh ra.

Trong dau tay bat ngan, nong dan ty phu Son La ban dat hang

Cây dâu tây phủ xanh những đồi hoang tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Từ chính những việc làm trên, vùng Tân Thảo, Xuân Quế đến nay được mệnh danh là "miền đất ngọt" đó chính là nhờ cây dâu tây. Cây dâu tây "nhập cư" về vùng đất này chưa đến chục năm. Thế nhưng loại cây này đã được trồng khắp trên những triền đồi thoai thoải, trải rộng mênh mông quanh những nếp nhà, thay thế cây ngô, cây mía và cây sắn trước đây. Thu nhập từ dâu tây, nhà ít thì vài trăm triệu đồng một năm, nhà nhiều thì thu cả tỷ động.

Về với Xuân Quê lần này, chúng tôi may mắn được gặp ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Hợp tác xã dâu tây Xuân Quế, xã Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La). Ông là một trong những người đầu tiên đưa giống cây dâu tây về trồng ở vùng đất này. Nhờ cây dâu tây, HTX do ông và các thành viên cùng chí hướng thành lập có doanh thu trên 10 tỷ đồng một năm.

Với khao khát được làm giàu, ông Nam luôn trăn trở: Sao bà con lại cứ mãi chấp nhận chung thân với các cây trồng truyền thống, làm mãi mà không có của ăn, của để? Ông tự đặt ra câu hỏi: Cây gì mang lại thu nhập cho người dân ở đây mà lại đáp ứng được nhu cầu của người dân ở các độ thị lớn? Trăn trở tìm kế sinh nhai cho mình, cho người dân xung quanh mình. Từ những suy nghĩ đó, ông Năm đã bắt đầu đưa vào trồng thử nghiệm giống cây mới này.

Trong dau tay bat ngan, nong dan ty phu Son La ban dat hang-Hinh-2

Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Hợp tác xã dâu tây Xuân Quế, xã Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La) kiểm tra chất lượng quả dâu tây trước khi xuất bán ra thị trường. Ảnh: Văn Ngọc

Mới đầu, gia đình ông chỉ trồng mấy trăm gốc dâu tây xen với cây ăn quả tại mảnh vườn cạnh nhà. Sau một thời gian trồng và chăm sóc, vườn dâu tây của gia đình ông đã cho thu hoạch. Thấy cây dâu tây mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2015, gia đình ông Nam đã quyết định mở rộng diện tích trên 6.000m2. Năm đó, dâu tây được mùa bán được giá cao, gia đình anh Nam thu về cho hơn 500 triệu đồng. Với hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần các loại cây trồng khác, cây dâu tây bắt đầu bén rễ trên đất Xuân Quế.

"Bản Xuân Quế này đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, trồng cây gì cũng xanh tốt, tuy nhiên trồng cây nông nghiệp truyền thống ngô, mía không còn phù hợp bởi hiệu quả kinh tế thấp. Từ ngày cây dâu tây bén rễ vùng đất này, đời sống kinh tế của người dân ngày càng khấm khá lên", ông Nam nói

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây dâu tây đem lại, ông Nam đã bàn bạc cùng với vợ và vận động một số anh em trong xã hình thành nên mô hình hợp tác xã (HTX) và lấy cây dâu tây thay thế các cây truyền thống như cây ngô, cây sắn và cùng tập trung cho một số cây ăn quả đang có thế mạnh trong vùng như xoài, nhãn, bơ và na. Năm 2018, anh đứng ra thành lập HTX dâu tây Xuân Quế gồm 12 thành viên với tổng diện tích dâu tây hơn 8ha.

Trong dau tay bat ngan, nong dan ty phu Son La ban dat hang-Hinh-3

Trong dau tay bat ngan, nong dan ty phu Son La ban dat hang-Hinh-4

Quả dâu tây được trồng tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có kích thước to, vị thơm, ngọt. Ảnh: Văn Ngọc

Nâng tầm chất lượng dâu tây

Việc thành lập HTX đồng nghĩa với việc diện tích cũng như sản lượng dâu tây tăng lên bắt đầu gặp khó khăn về đầu ra. Để phát triển HTX, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, ông Nam cùng các thành viên bàn bạc tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất. HTX đã đầu tư hệ thống nhà màng, lắp đặt hệ thống tưới tự động nhỏ giọt. Ngay sau khi triển khai lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, các thành viên đã thấy những ưu điểm vượt trội so với cách tưới nước truyền thống. Hệ thống này có thể "tự động hóa" quá trình tưới nước, bón phân cho cây trồng. Cùng với đó là hệ thống nhà lưới giúp cây không lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên so với phương pháp canh tác truyền thống.

Dâu tây là loại dễ bị nhiễm bệnh bậc nhất trong số các loại quả, chính vì vậy, các thành viên hàng ngày phải cắt tỉa từng cọng lá già, gốc dâu tây phải luôn trong tình trạng sạch sẽ để không phát sinh sâu bệnh. HTX dùng bẫy sinh học và thiên địch để đối phó với sâu bệnh, hoàn toàn không sử dụng hóa chất độc hại.

Trồng dâu theo tiêu chuẩn VietGAP giá cao hơn trồng dâu thông thường nhưng sản phẩm của HTX vẫn được người tiêu dùng đón nhận, bởi để làm nên vị ngọt, thơm của thương hiệu dâu chính là khí hậu, điều kiện ít nơi có được. Đến nay, HTX đã hoàn tất thủ tục về tem mác truy xuất nguồn gốc, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm với sản phẩm dâu tây.

Trong dau tay bat ngan, nong dan ty phu Son La ban dat hang-Hinh-5

Trong dau tay bat ngan, nong dan ty phu Son La ban dat hang-Hinh-6

Trong quá trình chăm sóc dâu tây, để đạt năng suất, cũng như chất lượng quả tốt nhất, HTX dâu tây Xuân Quế dùng các loại phân vi sinh, phân hữu cơ và kết hợp với phân chuồng để chăm bón cho dâu tây. Ảnh: Văn Ngọc

Bên cạnh đó, để tiêu thụ sản phẩm, các thành viên HTX bàn nhau đưa dâu tây xuống chào hàng tại các siêu thị lớn, cửa hàng hoa quả sạch tại Hà Nội. Ban đầu, sản phẩm dâu tây chưa có thương hiệu nên bị khách hàng từ chối. Không nản chí, đến mùa ông Nam lại đưa sản phẩm xuống Hà Nội chào hàng, dần dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng tại các siêu thị. Đến nay, thông qua Hội nghị xúc thương mại của tỉnh Sơn La về quảng bá các mặt hàng nông sản tại Hà Nội, trong đó có dâu tây, sản phẩm dâu tây của HTX dâu tây Xuân Quế nhận được nhiều đơn đặt hàng của các siêu thị lớn như Vinmart, Big C,… Giá bán 1kg dâu tây vào các siêu thị này có giá 190.000 – 200.000 đồng/kg.

"Xây dựng được thương hiệu đã khó nhưng giữ được thương hiệu càng khó hơn. Với phương châm sản xuất nông sản sạch, chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu, HTX Xuân Quế tăng cường liên kết đào tạo nâng cao kỹ thuật sản xuất, cam kết giữa các thành viên sản xuất sạch, an toàn, không sử dụng thuốc kích thích; vận động các thành viên áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng công nghệ trong sản xuất, đồng thời phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các công ty mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất cho các thành viên", ông Nam nói.

Trong dau tay bat ngan, nong dan ty phu Son La ban dat hang-Hinh-7

Hợp tác xã dâu tây Xuân Quế, xã Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La) đóng hộp sản phẩm dâu tây trước khi đưa vào thị trường. Ảnh: Văn Ngọc

Có thể thấy, việc liên kết sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng dâu tây của HTX Xuân Quế đã giúp tiết kiệm nhân công, giảm chi phí, từng bước xây dựng thương hiệu, uy tín đối với khách hàng, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

Sau một thời gian đi vào sản xuất, hoạt động của HTX Xuân Quế ngày càng công khai, dân chủ, các hộ thành viên đoàn kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất; thường xuyên trao đổi, chia sẻ kĩ thuật chăm sóc cây trồng. Năm 2023, tổng diện tích sản xuất của HTX là 60 ha. Bên cạnh đó, HTX có liên kết trong tiêu thụ là 30 ha, ước đạt 600 tấn sản phẩm dâu tươi và khoảng 200 tấn sản phẩm cấp đông. Doanh số ước đạt trên 10 tỷ đồng. Tính ra thu nhập trung bình của các thành viên trong hợp tác xã đều đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Bá Tính, Chủ tịch UBND xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết: Nhận thấy giá trị kinh tế từ trồng cây dâu tây và nắm bắt nhu cầu của thị trường, xã đã khuyến khích bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng cây dâu tây; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dâu tây; tổ chức cho bà con tham quan mô hình trồng cây dâu tây hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ trồng dâu trong vùng trồng chăm sóc cây theo quy trình VietGAP, thực hiện tốt các quy định an toàn thực phẩm và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng" để sản phẩm quả dâu ngon, sạch, an toàn, tạo được lòng tin của người tiêu dùng. Đến nay, các hộ trồng dâu tây đã liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hiện khu Tân Thảo có 2 HTX gồm: HTX Tân Thảo, HTX Xuân Quế, chuẩn bị thành lập HTX Huổi Dương.

Trong dau tay bat ngan, nong dan ty phu Son La ban dat hang-Hinh-8

Trong dau tay bat ngan, nong dan ty phu Son La ban dat hang-Hinh-9

Những năm trở lại đây, nhờ phát triển dâu tây người dân xã Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La) có thu nhập cao, ổn định. Ảnh: Văn Ngọc

"Với diện tích trên 230ha, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn hiện là vùng trồng dâu tây lớn nhất tỉnh Sơn La; những vùng chuyên canh rộng lớn dần hình thành với sự tham gia của hàng trăm hộ dân và các hợp tác xã. Chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ các hộ dân thực hiện quy trình sản xuất áp dụng công nghệ cao và đưa giống mới của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản vào canh tác, đặc biệt là định hướng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm quả dâu tây của huyện Mai Sơn" ông Tính nói.

4 loại trái cây dễ chứa đầy ký sinh trùng, khi ăn phải thật cẩn thận

Hoa quả tuy có nhiều chất dinh dưỡng nhưng 1 số loại cần phải được kiểm tra cẩn thận trước khi ăn, đặc biệt với trẻ nhỏ.

1. Dâu tây

Loại quả màu đỏ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư và tiểu đường

Dâu tây cung cấp nhiều loại vitamin ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm, giúp bạn có thể sống lâu, khỏe mạnh.

Bạn có thể nâng cao cơ hội sống lâu, khỏe mạnh bằng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 và ung thư thông qua chế độ ăn uống. Theo nghiên cứu mới, một số loại thực phẩm màu đỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bài báo khoa học - được xuất bản trên tạp chí Foods - đã đánh giá thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của trái cây màu đỏ, tập trung vào quả dâu tây và mâm xôi.

Loai qua mau do giup giam nguy co mac ung thu va tieu duong

Ảnh minh họa: Foodal

Tiến sĩ dinh dưỡng người Anh, Emma Derbyshire, nhận định: "Đây là những phát hiện thú vị trong lĩnh vực dinh dưỡng. Theo đó, những thay đổi đơn giản như chuyển đồ ăn nhẹ đã qua chế biến sang các loại quả mọng giàu dinh dưỡng sẽ có lợi cho sức khỏe".

Giàu vitamin, sắc tố hữu cơ carotenoid và các hợp chất phenolic, quả dâu tây và mâm xôi có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh.

Trái cây không chỉ ngăn ngừa mắc bệnh tiểu đường loại 2 và ung thư, mà còn giảm khả năng béo phì, đục thủy tinh thể, bệnh tim, đột quỵ và tăng huyết áp.

Theo Express, phân tích trên lưu ý dâu tây cung cấp magiê, kali, canxi, photpho, polyphenol, kẽm, sắt và chất xơ.

Hơn nữa, trái cây màu đỏ thường không trải qua bất kỳ quá trình chế biến nào nên đặc tính chống oxy hóa không bị giảm.

Ngăn ngừa tiểu đường loại 2

Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chain chỉ ra, chế độ ăn uống lành mạnh là một trong ba yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Hai yếu tố còn lại là kiểm soát cân nặng và tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần.

Các chuyên gia cảnh báo: “Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên gấp 7 lần. Béo phì khiến nguy cơ đó tăng gấp 20 đến 40 lần so với người có cân nặng chuẩn”.

Không hoạt động cũng thúc đẩy lượng đường trong máu cao. Hoạt động cơ bắp thường xuyên sẽ cải thiện khả năng sử dụng insulin và hấp thụ glucose.

Ngoài ăn trái cây màu đỏ, một số điều chỉnh trong chế độ ăn uống tác động lớn đến việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

Đó là chọn các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt; bỏ đồ uống có đường để chọn nước, cà phê hoặc trà; chọn chất béo lành mạnh như quả bơ thay cho chất béo bão hòa trong bánh kẹo; thay thế thịt đỏ, thịt đã qua chế biến bằng các loại hạt, đậu, cá, thịt gia cầm.

Phòng chống ung thư

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh khẳng định: “Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể làm giảm nguy cơ ung thư”. Bởi vậy, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, đậu, cháo yến mạch, cà rốt. Thực phẩm và đồ uống như phô mai và sữa có thể giảm nguy cơ ung thư ruột.

Bạn cũng cần cắt giảm thịt đã qua chế biến và thịt đỏ như thịt lợn muối xông khói, xúc xích, thức ăn nhanh, đồ uống có đường, rượu bia.

Loai qua mau do giup giam nguy co mac ung thu va tieu duong-Hinh-2

Các loại quả có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt

Những trái cây có chỉ số đường huyết cao bao gồm chuối, cam, xoài, nho, lê, chà là không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

Loai qua mau do giup giam nguy co mac ung thu va tieu duong-Hinh-3

Loại quả giúp bạn sống lâu hơn

Nho chứa các chất dinh dưỡng thực vật, có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giữ cho các tế bào khỏe mạnh.

Bí thư phường thu trăm triệu với mô hình táo leo giàn

Vẫn là giống táo muối của địa phương, nhưng kết hợp với phương pháp trồng leo giàn mới, vườn táo của Bí thư phường Bàng La (Đồ Sơn, Hải Phòng) cho quả ngọt lịm và sai trĩu trịt.

Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian
 Từ nhiều năm nay, phường Bàng La (quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng) có nghề truyền thống trồng táo trên đất làm muối, cũng chính bởi vậy nên giống táo ngon trứ danh của Bàng La mới có tên táo muối.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-2
Không chỉ ngon nổi tiếng Hải Phòng, mấy năm trở lại đây, thương hiệu táo muối Bàng La đã lan rộng và được người dân trên cả nước biết đến, ưa chuộng. 
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-3
 Ông Bùi Duy Dũng, Bí thư phường Bàng La cho biết, cả phường Bàng La hiện nay có khoảng 120 ha trồng táo. Cụ Nguyễn Quang Phát là hộ trồng táo đầu tiên ở Bàng La, cách đây khoảng 50 năm. Ban đầu, số lượng chỉ khoảng hơn chục cây, sau đó được nhân rộng ra các hộ khác.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-4
 Hiện tại có khoảng gần một nghìn hộ trồng loại đặc sản này. Hộ nhiều nhất là 300 cây.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-5
 Mùa táo muối Bàng La thường từ tháng 11 âm lịch đến hết tháng 1 âm lịch.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-6
Là Bí thư phường, công việc hành chính vô cùng bận rộn, nhưng ông Bùi Duy Dũng vẫn dành nhiều thời gian cho cây táo và vô cùng tâm huyết với loại cây trồng truyền thống của địa phương này. 
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-7
 Với thâm niên trồng táo hơn 20 năm, hiện tại, gia đình ông Dũng đang có 200 gốc táo. Bình quân mỗi ngày thu hoạch hơn 1 tạ với giá bán buôn từ 25-30k/kg.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-8
 “Năm 2012, 2013 có mấy cơn bão, Bàng La mất mùa táo. Trăn trở phương pháp để chống gió, chống thiệt hại cho táo khi có bão, tôi lang thang trên mạng tìm hiểu thì thấy mô hình táo leo giàn trong Ninh Thuận, vậy là thu xếp công việc rồi vào đó học hỏi. Trong đó người ta trồng táo kết hợp với làm du lịch rất tốt, thế là mình học về áp dụng cho địa phương.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-9
 Vẫn là giống táo muối địa phương, nhưng trồng bằng phương pháp leo giàn cho năng suất gấp đôi và chất lượng ngon hơn mà việc canh tác cũng thuận lợi hơn”, Bí thư phường Bàng La chia sẻ.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-10
 Là người đầu tiên tại địa phương trồng táo theo phương pháp leo giàn, Bí thư phường Bàng La cho biết, trồng leo giàn cũng gặp chút khó khăn vì chi phí ban đầu bỏ ra nhiều hơn phương pháp truyền thống và phải trồng mới hết toàn bộ từ đầu.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-11
Trồng táo leo giàn phải tỉa cành, ép cành theo giàn từ bé, thời gian đầu mất công hơn, nhưng sau đó thì nhàn hơn, việc nhổ cỏ, đi lại dễ hơn. Mặt khác, trồng táo leo giàn sẽ kết hợp với làm du lịch được tốt hơn. 
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-12
 Diện tích trồng táo giàn hiện nay của nhà ông Dũng là 100 gốc. Năm được mùa, thu hoạch khoảng 300 triệu đồng.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-13
 Năm nay là năm thứ 3 ông Dũng áp dụng mô hình trồng táo leo giàn và thí điểm trồng cả 2 vụ. Vụ hè táo sai quả và ngọt hơn vụ đông.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-14
 Năm đầu tiên bắt đầu thí điểm trồng táo theo phương pháp leo giàn, thông qua báo đài, đã có rất nhiều đơn vị, học sinh của các trường nội thành đến tham quan, trải nghiệm.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-15
 Trồng táo leo giàn có nhiều ưu điểm là vậy, tuy nhiên chưa được người dân Bàng La áp dụng vì còn nhiều e ngại.

Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-16
 Với mong muốn nhân rộng mô hình trồng táo leo giàn trên địa bàn phường để kết hợp với làm du lịch, Bí thư phường Bàng La vô cùng trăn trở: “Táo là loại cây trồng truyền thống chủ lực của địa phương, tuy nhiên hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có sự đồng bộ, chuyên nghiệp. Chúng tôi muốn có tổ chức kinh tế, hoặc doanh nghiệp tham gia cùng, muốn có cơ chế để đơn vị họ làm, quản lý và hướng dẫn chăm sóc, kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm…
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-17
Mong muốn lớn nhất của tôi là mô hình trồng táo giàn được nhân rộng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng cây lâu năm sang mô hình du lịch dịch vụ hoặc du lịch sinh thái. Kết hợp hiệu quả giữa trồng táo với làm du lịch, nâng tầm thương hiệu táo Bàng La, mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao hơn nữa cho bà con nông dân”. 

>>> Mời độc giả xem thêm video Làm giàu từ mô hình trồng rau an toàn (Nguồn: Tin Tức VTV24)