Triển khai kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Nhằm chủ động tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Bộ Xây dựng đã triển khai kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, Bộ Xây dựng vừa ban hành kế hoạch hành động yêu cầu các đơn vị trong ngành tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đến năm 2030.

Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 122/NQ-CP ngày 8/5/2025 về triển khai Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị, Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để tổ chức triển khai nghiêm túc, hiệu quả các nhóm nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2030.

Có 6 nhóm nhiệm vụ chính được Bộ Xây dựng nêu rõ, gồm: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động về biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.

001-aaatrongrung.jpg
Ảnh minh hoạ.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thực hiện chuyển đổi xanh, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng công bằng.

Thường xuyên cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, hoàn thiện các phương án, kế hoạch phòng ngừa, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý về tài nguyên, đẩy mạnh hoạt động khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Tập trung, ưu tiên nguồn lực để giải quyết hiệu quả các vấn đề cấp bách về môi trường, chủ động phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng giao Viện Vật liệu xây dựng chủ trì xây dựng đề án phát triển và sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng, vật liệu xanh trong lĩnh vực nhà ở và thương mại. Đồng thời, Học viện Chiến lược, bồi dưỡng cán bộ xây dựng sẽ xây dựng chương trình nâng cao năng lực thoát nước, chống ngập và xử lý nước thải đô thị.

Thời gian thực hiện kế hoạch kéo dài từ năm 2025 đến năm 2030. Các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ được phân công để xây dựng dự toán, đề xuất kinh phí gửi Bộ Xây dựng tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí nguồn lực.

Tôn vinh đóng góp của nhà khoa học với rừng, biến đổi khí hậu

Triển lãm “Rừng và Biến đổi khí hậu” là dịp để tôn vinh những đóng góp đáng quý của các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha và Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp và biến đổi khí hậu.

Từ ngày 21 – 25/10 tại Hà Nội diễn ra “Triển lãm Rừng và Biến đổi khí hậu”. Đây là dự án ngoại giao khoa học do Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam cùng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Valladolid, Tây Ban Nha phối hợp tổ chức.
Ton vinh dong gop cua nha khoa hoc voi rung, bien doi khi hau
Đại diện Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam và Trường Đại học Valladolid chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. 

SRD khởi động dự án nông lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 29/8, tại Sở NN&PTNT, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã tổ chức họp khởi động Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp vùng núi Tây Bắc – Giai đoạn 2”.

Tham dự buổi làm việc có Đoàn giám sát liên ngành về công tác tổ chức, quản lý và triển khai các dự án viện trợ nước ngoài của tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam (Vusta) do Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh làm Trưởng đoàn, đại diện Vụ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cục Bảo vệ Chính trị Nội bộ, Bộ Công an; Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ban Hợp tác Quốc tế và Văn phòng Vusta.
 

Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan

Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, mưa lớn... gây ngập lụt, sạt lở nhiều tuyến đường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Những ngày qua, nhiều địa phương trên cả nước đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về người và của do mưa lũ gây ra. Chỉ tính riêng đợt mưa lũ từ ngày 27/7 đến 31/7 tại các tỉnh khu vực miền núi Bắc Bộ đã có hàng trăm điểm sạt lở.

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã ghi nhận một số hiện tượng thời tiết cực đoan. Riêng tháng 4, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nhiệt độ cao hơn từ 3,1 - 3,6 độ C so với trung bình nhiều năm. Đặc biệt tại Đông Hà (Quảng Trị), nhiệt độ ngày 28/4 đo được là 44 độ C - đây là giá trị cao nhất từ năm 1976 đến nay tại khu vực này. Ngoài ra, thời gian qua đã xuất hiện rất nhiều mưa dông kèm mưa đá gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường.

Những tháng đầu năm 2024 cũng đã xuất hiện rất nhiều mưa dông kèm mưa đá. Tính đến ngày 7/5, trên cả nước đã xuất hiện 72 trận mưa đá, trong đó Nghệ An là tỉnh có số lần xảy ra mưa đá nhiều nhất với 11/72 trận mưa đá; mưa đá, lốc sét và gió giật mạnh đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường.

Trước đó, các nhà khoa học cũng đã dự báo mưa lớn sẽ xuất hiện chính ở Bắc Bộ vào tháng 7 - 9, ở Trung Bộ tháng 9 - 11. Mưa lớn cục bộ với cường suất lớn từ 50-100mm trong 3-6 giờ có khả năng xuất hiện nhiều trong thời gian tới, đề phòng gây sạt lở và lũ quét ở vùng núi, ngập úng đô thị.

Đặc biệt, cảnh báo kịch bản La Nina tác động vào nửa cuối năm 2024 có thể xuất hiện các đợt mưa lớn tại khu vực Trung Bộ.

Bien doi khi hau lam gia tang cac hien tuong thoi tiet cuc doanHuy động máy móc dọn đất sạt lở để thông Quốc lộ 3B nối thành phố Bắc Kạn với huyện Chợ Đồn. (Ảnh: Nhân dân)