Trận đánh thua đau đớn người Trung Quốc không bao giờ quên

Khi nhắc về giai đoạn lịch sử bị nước Anh chèn ép, người Trung Quốc đã gọi đây là “thế kỷ ô nhục”.

Vào năm 1600 tại London (Anh), John Watts chính thức thành lập công ty Đông Ấn Anh có vai trò như một tập đoàn nhỏ gồm các thương gia ở London. Công ty này được Hoàng gia cho phép độc quyền giao thương với châu Á do người dân Anh khi ấy đang rất chuộng trà, gia vị của Ấn Độ và đồ sứ, lụa của Trung Quốc.
Để có được những sản phẩm này, công ty Đông Ấn Anh đã dùng sợi len, kim loại và bạc để trao đổi. Sau nhiều năm hoạt động, quy mô của Đông Ấn Anh lớn dần và đã vượt qua tầm vóc của một công ty thương mại, trở thành một thế lực chính trị khi cuộc chiến giữa Anh và Pháp nổ ra vào khoảng những năm 40 của thế kỷ 18.
Sau khi chiếm đóng lãnh thổ Ấn Độ, loại bỏ chính phủ và xây dựng đội quân riêng, công ty này đã đàm phán với Trung Quốc để được giao thương. Thế nhưng, chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Thanh khi ấy đã khiến Đông Ấn Anh chỉ được hoạt động tại cảng Quảng Châu với nhiều hạn chế nghiêm ngặt.
Tran danh thua dau don nguoi Trung Quoc khong bao gio quen
 Bức khắc họa Vua Càn Long của triều đình nhà Thanh. Ảnh: W.H.O.
Trong bối cảnh thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng do Trung Quốc chỉ xuất khẩu chứ gần như không hề cần một mặt hàng nào từ xứ sở sương mù, Đông Ấn Anh đã quay sang thuốc phiện. Lý do là dù đã được sử dụng trong mục đích y học từ nhiều thập kỷ trước đó, thuộc phiến dưới thời triều đình nhà Thanh trở nên phổ biến và được ưa chuộng, dùng trong mục đích giải trí bởi mọi tầng lớp xã hội Trung Quốc.
Nắm bắt được điều này, Đông Ấn Anh bắt đầu trồng, thu hoạch, chế biển và xuất khẩu một lượng lớn thuốc phiến vào Ấn Độ và Trung Quốc, khiến cho tình trạng nghiện thuốc phiện ngày càng trở nên nghiêm trọng tại 2 quốc gia châu Á này. Vào năm 1800, triều đình chính thức cấm nhập khẩu cũng như sử dụng thuốc phiện.
Không thể bỏ lỡ một ngành siêu lợi nhuận, Đông Ấn Anh chuyển qua hình thức buôn lậu. Vào năm 1834, công ty bị Hoàng gia Anh tước mất sự độc quyền giao dịch thuốc phiện, dẫn tới một cuộc chiến giá cả khiến cho thuốc phiện được nhập ồ ạt vào Trung Quốc.
Tran danh thua dau don nguoi Trung Quoc khong bao gio quen-Hinh-2
Kho đầy thuốc phiện của Công ty Đông Ấn Anh. Ảnh: W.H.O. 
Dù luật được thắt chặt, triều đình nhà Thanh vẫn không ngăn chặn được tình trạng “chảy máu bạc” do người dân đổ xô mua thuốc phiện. Một số quan lại trong triều cho rằng việc thu hoạch và sản xuất thuốc phiện cần phải được hợp pháp hóa và đánh thuế cực cao. Một số quan lại khác như Lin Zexu lại tin rằng để chấm dứt “nạn thuốc phiện”, cần phải trừng phạt kẻ buôn bán thay vì chỉ tập trung vào các con nghiện.
Tran danh thua dau don nguoi Trung Quoc khong bao gio quen-Hinh-3
Thuyền chở thuốc phiện tại Thanh Đảo, Trung Quốc năm 1824. 
Zexu công khai chỉ trích nước Anh âm mưu tha hóa người dân Trung Quốc, đồng thời cho bắt giữ hơn 1.000 tay buôn thuốc phiện. Bên cạnh đó, viên quan này cũng yêu cầu các tàu Anh chở thuốc phiện phải quay về nước để được đổi lại trà Trung Quốc nhằm bù hoàn thiệt hại. Khi các công ty Anh từ chối quay về, ông quyết định đình chỉ luôn việc giao thương với nước ngoài.
Khi các thương gia Anh bắt đầu phàn nàn về việc kinh doanh bị ảnh hưởng, tàu chiến của chính phủ Anh vào năm 1839 đã thách thức một tàu chiến nhà Thanh, khiến cho Chiến tranh Thuốc phiện bùng nổ. Đứng trước một Hải quân Anh đầy uy lực, Hải quân Trung Quốc liên tiếp hứng chịu thất bại, cầm cự được 3 năm trước khi đầu hàng.
Tran danh thua dau don nguoi Trung Quoc khong bao gio quen-Hinh-4
Cảnh ký kết Hiệp ước Nam Kinh. Ảnh: W.H.O. 
Để trừng phạt nhà Thanh, Anh đã ép Trung Quốc phải ký Hiệp ước Nam Kinh vào năm 1842 với nhiều điều khoản bất bình đẳng như: thành phố Hồng Kong sẽ được chuyển giao cho Anh; Trung Quốc phải mở cửa cho các nhà truyền giáo phương Tây; Trung Quốc phải trả bồi thường chiến tranh cho Anh; Trung Quốc phải mở cửa các cảng biến của mình cho thương nhân Anh; Trung Quốc phải dành các khu vực riêng để quan chức Anh có thể ở trong quá trình cai trị địa phương theo luật pháp Anh; bất kỳ bộ luật nào làm lợi cho bất kỳ quốc gia phương Tây nào sẽ tự động kèm thêm nước Anh;…
Khi nhắc về giai đoạn lịch sử bị nước Anh chèn ép, người Trung Quốc đã gọi đây là “thế kỷ ô nhục”.

Một đêm hối hận và day dứt cả đời của Càn Long

Càn Long là ông vua nổi tiếng đa tình với hàng trăm bà vợ. Vậy ai mới thực sự là mỹ nhân mà ông vua này sủng ái nhất?

Thanh Cao Tông (chữ Hán: 清高宗, 25 tháng 9, 1711 – 7 tháng 2, 1799), Hãn hiệu Đằng Cách Lý Đặc Cổ Cách Kỳ hãn (腾格里特古格奇汗; Тэнгэрийг Тэтгэгч хаан), Tây Tạng tôn vị Văn Thù hoàng đế (文殊皇帝), là Hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh, tuy nhiên thực tế là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh sau khi nhập quan. Trong thời gian trị vì của mình, ông dùng niên hiệu Càn Long (乾隆), nên còn gọi là Càn Long Đế (乾隆帝).

Bí ẩn người nhập vai vua Quang Trung sang gặp Càn Long

Sử sách chép lại năm Canh Tuất, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã cử người đóng giả mình sang nhà Thanh triều kiến vua Càn Long. Người đóng giả vua Quang Trung để "nhập cận" là Phạm Công Trị. 

Sử sách chép lại năm Canh Tuất (1790), vua Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792) đã cử người đóng giả mình sang nhà Thanh triều kiến vua Càn Long (1711-1799).
Người đóng giả vua Quang Trung để "nhập cận" là Phạm Công Trị. Tuy nhiên, có một thông tin khác cho thấy một nhân vật khác đã thực hiện việc này, đó là Nguyễn Cửu Trị.

15 điều đặc biệt ít biết về xứ chùa vàng Thái Lan

Vương quốc Thái Lan được mệnh danh là quán quân du lịch ASEAN, điểm hẹn lý tưởng của du khách quốc tế. Dưới đây là những điều có thể bạn chưa biết về đất nước xinh đẹp này.

15 dieu dac biet it biet ve xu chua vang Thai Lan
Bangkok luôn nằm trong top những thành phố dẫn đầu lượng khách đến của thế giới. Với người Việt, các địa danh du lịch như Bangkok, Pattaya, Chiang Mai, Kanchanaburi, Phuket, Khao Yai, Koh Samui… đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, xứ sở của chùa vàng, của nụ cười vẫn liên tục khiến du khách ngạc nhiên với bao điều lý thú về văn hóa, lịch sử và cuộc sống. Ảnh: Johan Fantenberg.