Trải nghiệm trực thăng Mi-171 gặp nạn của bác sĩ Việt Đức

(Kiến Thức) - Chuyến đi Chu Va trên chính trực thăng Mi-171 số hiệu 01 vừa gặp nạn, đoàn bác sĩ Bệnh viện Việt Đức có khoảng 14 người.

Vụ trực thăng Mi-171 số hiệu 01 của Trung đoàn không quân 916, Sư đoàn không quân 371 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân bất ngờ gặp nạn trong khi thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện, sau đó rơi tại thôn 11 (xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội) vào lúc 7h53 sáng ngày 7/7 đã khiến 18 quân nhân hi sinh, 3 quân nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch. Đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không tin về chiếc trực thăng Mi -171 số hiệu 01 không còn bay trên bầu trời. Bởi trước đó trực thăng và các chiến sĩ này đã từng tham gia nhiều nhiệm vụ quan trọng và đóng góp những chiến công đáng kể.
Mi-171 số hiệu 01 trong một hành trình chở bác sĩ đi cứu hộ tại Lai Châu.
 Mi-171 số hiệu 01 trong một hành trình chở bác sĩ đi cứu hộ tại Lai Châu.
Cụ thể, ngày 25/2/2014, ngay sau khi xảy ra vụ lật cầu treo Chu Va 6 tại Lai Châu, làm 8 người chết, máy bay Mi-171 mang số hiệu 01 đã khẩn cấp chở hàng chục bác sĩ cùng một lượng lớn trang thiết bị y tế và máu từ Hà Nội lên Lai Châu để kịp thời cứu chữa các nạn nhân. Máy bay đã vượt qua thời tiết sương mù để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hạ cánh an toàn xuống bãi đáp dã chiến trước trụ sở Tỉnh ủy Lai Châu sau 1 giờ 30 phút bay. 
Chiếc trực thăng này đã nổ tan trong vụ tai nạn ngày 7/7 tại Thạch Thất, Hà Nội, 18 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng để lại nỗi đau chung cho người dân cả nước. Với những y, bác sĩ Bệnh viện Việt Đức từng ngồi trên chiếc Mi-171 số hiệu 01 để đi cứu hộ những nạn nhân trong vụ sập cầu Chu Va cách đây hơn 4 tháng, họ không khỏi bàng hoàng, xót xa, bởi có không ít chiến sĩ tử nạn là những người họ đã từng gặp gỡ, tiếp xúc và yêu mến. 
Các y bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cho biết, thời điểm cuối tháng 2, khi xảy ra vụ sập cầu Chu Va, nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, đoàn của bệnh viện Việt Đức gồm 14 người, trong đó có 10 giáo sư, bác sĩ chuyên về chấn thương sọ não, phẫu thuật chỉnh hình… và 4 điều dưỡng, cùng với 10 người của đoàn bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã cấp tốc lên chính chiếc trực thăng Mi -171 số hiệu 01 để tới Lai Châu.
Theo PGS.TS, bác sĩ Đồng Văn Hệ, Phó Khoa thần kinh, Bệnh viện Việt Đức, đó là lần đầu tiên ông đi trên trực thăng. 
"Lúc đầu chúng tôi định xuất phát ở Bệnh viện Bạch Mai, nhưng sau đó sương mù và nhiều nhà cao tầng nên chúng tôi đã di chuyển lên sân bay Láng Hòa Lạc để khởi hành. Những chiến sĩ, bộ đội ở đó họ rất nhiệt tình, hướng dẫn chúng tôi và làm việc nghiêm túc chứ không nhốn nháo như ở sân bay dân sự. 
Trong chuyến cứu hộ ấy có hàng chục bác sĩ và các thiết bị y tế.
 Trong chuyến cứu hộ ấy có hàng chục bác sĩ và các thiết bị y tế.
Đoàn chúng tôi đi có khoảng hơn 20 người. Tổ lái là những người có nhiều kinh nghiệm nhưng ai cũng dễ gần, thoải mái, vui vẻ, nhất là đồng chí cơ trưởng. Mặc dù thời tiết xấu, sương mù nhưng các anh đã làm việc rất tận tâm, trách nhiệm để đưa chúng tôi đến nơi an toàn. 
Bây giờ họ đã ra đi mãi mãi, chiếc Mi -171 số hiệu 01 đã không còn nữa nhưng những ấn tượng về các anh cũng như cảm giác một lần được trải nghiệm trên chiếc trực thăng Mi-171 sẽ luôn còn mãi trong tôi", PGS.TS Hệ tiếc nuối.
Tâm sự của bác sĩ Đồng Văn Hệ có lẽ cũng là cảm xúc chung của các bác sĩ bệnh viện Việt Đức đã từng đi trên chiếc trực thăng này. Với họ, những kỷ niệm về chuyến bay và những người lính trẻ sẽ luôn còn mãi với thời gian...
Trước đó, Mi -171 số hiệu 01 đã tham gia diễn tập thực binh ứng phó thảm họa khẩn cấp khu vực ASEAN (23/10/2013). Ngay trong thời điểm cả nước chung đau thương mất mát khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, trực thăng Mi-171 số hiệu 01 cùng tổ bay do thượng tá Lương Văn Lâm, Phó Trung đoàn trưởng trực tiếp điều khiển cất cánh từ sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) đã hạ cánh vào lúc 9h22 tại Vũng Chùa, phía sau ngọn núi nơi an táng Đại tướng, nhằm kịp thời xử lý các tình huống, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lễ Quốc tang, bảo vệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đồng bào.

6 ngư dân VN đang bị giam tại cảng Tam Á, Trung Quốc

(Kiến Thức) - Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN cho biết, 6 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ đang bị giam tại cảng Tam Á nước này.

Liên quan đến vụ Trung Quốc bắt giữ trái phép 6 ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, chiều nay (10/7), tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, 9h sáng nay, đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã có buổi gặp mặt và làm việc với các cơ quan chức năng Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi 6 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ..
6 ngư dân VN đang bị giam tại cảng Tam Á, Trung Quốc. Ảnh minh họa.
 6 ngư dân VN đang bị giam tại cảng Tam Á, Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Phi công Trung đoàn 919 thoát chết gang tấc khi trực thăng phát nổ

(Kiến Thức) - Khi trực thăng Mi-4 trúng đạn địch, phi công Lê Đăng Kiểm vừa đưa được mọi người thoát ra thì cũng là lúc chiếc trực thăng phát nổ, bốc cháy.

Từng thoát nạn trước khi trực thăng phát nổ
Vụ trực thăng Mi-171 số hiệu 01 của Trung đoàn không quân 916, Sư đoàn không quân 371 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân bất ngờ gặp nạn, sau đó rơi tại thôn 11 (xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội) vào lúc 7h53 sáng ngày 7/7 đã khiến 18 quân nhân hi sinh, 3 quân nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch. Đây là những mất mát lớn không chỉ gia đình thân nhân các nạn nhân mà còn là mất mát của Bộ Quốc phòng. Bởi họ là những chiến sĩ nhảy dù xuất sắc nhất.

Đại tướng Phùng Quang Thanh: Giúp đỡ thân nhân những người lính hi sinh

Đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo phải khẩn trương giúp đỡ thân nhân những người lính hi sinh.

Khi tới thăm các chiến sĩ bị thương trong vụ tai nạn rơi máy bay trực thăng Mi-171 đang điều trị tại Viện Bỏng quốc gia ngày 9/7, phát biểu trước lãnh đạo Học viện Quân y, các thầy thuốc đang điều trị, chăm sóc ba chiến sĩ tiểu đoàn 18 đặc công tại Viện Bỏng quốc gia, ông Thanh cho rằng vụ tai nạn máy bay là một sự kiện hết sức đau buồn đối với quân đội. Mất mát này không chỉ là của mỗi gia đình mà còn là sự mất mát của quân đội và đất nước. Theo ông Thanh, các cán bộ, chiến sĩ hi sinh, bị thương đều là các phi công, các giáo viên, học viên đầy nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm.
Chăm sóc một trong ba quân nhân bị thương trong vụ máy bay rơi, tại Viện Bỏng quốc gia - Ảnh: TTXVN.
 Chăm sóc một trong ba quân nhân bị thương trong vụ máy bay rơi, tại Viện Bỏng quốc gia - Ảnh: TTXVN.