Tổng thống Putin phân tích các vấn đề thế giới

(Kiến Thức) - Tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 19, Tổng thống Putin phân tích các vấn đề thế giới cấp bách và quan trọng.

Tong thong Putin phan tich cac van de the gioi
Tổng thống Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg lần thứ 19.
Trước 7.000 quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp đến từ nhiều nước trên thế giới tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg lần thứ 19, Tổng thống Putin đã phân tích các vấn đề thế giới cấp bách mà cả Nga lẫn phần còn lại của thế giới đều rất quan tâm.

Chỉ trích Mỹ phát động Chiến tranh lạnh mới  

Tổng thống Putin lên án Washington áp đặt các tiêu chuẩn Mỹ mà không cần xem xét lợi ích của Nga.  Ông tố cáo rằng bằng cách tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ, Mỹ đã can thiệp vào vấn đề  nội bộ của Nga và tìm cách ép buộc Moscow phải chấp nhận quyết định của Washington về các vấn đề toàn cầu.
Ông Putin nhấn mạnh rằng cái gọi là "Chiến tranh lạnh mới" không phải là do xung đột địa phương, như  cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine,  mà là do các quyết định của Mỹ, trong đó có quyết định rút khỏi Hiệp ước phòng thủ tên lửa.  Điều này  sẽ dẫn đến vòng xoáy chạy đua vũ trang mới. Theo ông, Mỹ và Nga  cần phải hiểu lợi ích chiến lược  của nhau và giảm bớt bất đồng thông qua đối thoại theo nguyên tắc “không xung đột và không đối đầu”.  
Về vấn đề này, Tổng thống Putin khuyến cáo Mỹ chớ có "sử dụng ngôn ngữ của tối hậu thư" khi nói chuyện với Nga, trong khi bày tỏ sẵn sàng  khôi phục  quan hệ song phương và tăng cường hợp tác trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu như khủng bố, ma túy thương mại và sự gia tăng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Vai trò của Châu Á-Thái Bình Dương trong nền kinh tế thế giới

Lưu ý rằng bức tranh kinh tế toàn cầu đang thay đổi, Tổng thống Putin cho biết khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính trong thập kỷ tới.
Đi theo xu hướng "không thể tránh khỏi" này, Liên bang Nga đã đẩy mạnh hợp tác khu vực kể từ năm ngoái.  Đây chính là sự lựa chọn quan trọng để giảm thiểu tác động của các biện pháp trừng phạt mà  phương Tây áp đặt và cải thiện cơ cấu kinh tế Nga.
Tổng thống Putin đề cao sự hợp tác Nga-Trung Quốc và cho biết hai bên đang thảo luận việc tích hợp các khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á-Âu với Sáng kiến Hành lang kinh tế Con dường tơ lụa của Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa các thủ tục thương mại và tăng cường hợp tác thông qua các công cụ  tài chính.

Tin tưởng vào nền kinh tế Nga

Tổng thống Putin thẳng thắn thừa nhận rằng trong quý đầu tiên của năm 2015, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga bị giảm 2,2% so với mùa thu năm ngoái  và thâm hụt dự kiến sẽ đạt 3,7%  GDP cho cả năm 2015.
Tuy nhiên, ông Putin vẫn tin tưởng vào nền kinh tế Nga. Ông cho biết Nga đã vượt qua thành công các biện pháp trừng phạt và ngăn chặn khủng hoảng trở nên sâu sắc hơn. Theo ông, nền kinh tế Nga có đủ nguồn lực dự trữ đủ để mang lại sự "vững chắc nội tại”. Tổng thống Putin nói rằng kinh tế Nga đã triệt tiêu được những dao động ngắn hạn, có kế hoạch nhập khẩu thay thế, duy trì ngân sách ổn định và ngăn chặn tình trạng thất nghiệp tăng vọt.

Mong muốn gây dựng lòng tin dựa trên đối thoại với Kiev

Tổng thống Putin tái khẳng định rằng không nên đổ lỗi cho Nga về cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine và  nói rằng chính sự hỗ trợ của phương Tây  đối với "cuộc đảo chính vi hiến" đã dẫn đến một cuộc xung đột nghiêm trọng và "nội chiến" ở Ukraine. Ông  kêu gọi tất cả các bên có liên quan tuân thủ hoàn toàn Thỏa thuận Minsk II  và kêu gọi đối thoại trực tiếp giữa Kiev với Donetsk và Lugansk.  
Ông  Putin cho rằng Nga cần gây ảnh hưởng đối với các bên xung đột và kêu gọi phương Tây cũng làm như vậy.  Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng cuộc khủng hoảng Ukraine được giải quyết thông qua đàm phán, chứ không phải bằng bạo lực, và dự kiến sẽ tổ chức đối thoại toàn diện với Kiev trên cơ sở bình đẳng và lòng tin.
Tổng thống Putin nói Nga và Ukraine có lịch sử, văn hóa chung và có cùng nguồn cội tâm linh...  vì vậy nên có một tương lai chung.

Vì sao Taliban muốn xua đuổi IS khỏi Afghanistan?

(Kiến Thức) - Taliban muốn IS “cút khỏi” Afghanistan vì đất nước này chỉ đủ chỗ cho một trong hai mãnh hổ và con hổ đó không phải là Nhà nước Hồi giáo.

Một vài tháng sau khi thành phố Mosul ở Iraq bị thất thủ hồi mùa hè năm ngoái, có nhiều tin đồn rằng nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đang bành trướng về phía đông và tiến vào Afghanistan.
Mức độ hoạt động và sự hiện diện của Nhà nước Hồi giáo ở  Afghanistan xem ra vẫn còn khá mơ hồ, nhưng Taliban đã bắt đầu cảm thấy lo ngại.

Nga cao tay trong “ván cờ Ukraine”

(Kiến Thức) - Trong cuộc đối đầu Nga-Mỹ ở Ukraine, tập hợp lực lượng và lôi kéo đồng minh mới là quan trọng, chứ không phải vũ khí hạt nhân.

Nhung nuoc co cao tay cua Nga trong “van co Ukraine”
Nước cờ cao tay của Nga trong “ván bài Ukraine”  
Trong cuộc đấu này, Mỹ chỉ có thể trông đợi vào EU, Canada, Australia và một phần nào đó là Nhật Bản. Ngược lại, Nga nhận được sự hậu thuẫn từ những nước thuộc nhóm nước các cường quốc có nền kinh tế mới nổi (BRICS) gồm Brazil, Indonesia, Trung Quốc, Nam Phi; thiết lập được thế đứng vững chắc ở Mỹ Latinh, bắt đầu soán chỗ của Mỹ ở châu Á, Bắc Phi. Hãy hình dung về một cuộc “bỏ phiếu” ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mà ở đó có thể xem những lá phiếu không công khai ủng hộ Mỹ chính là sự phản đối Mỹ hoặc ngầm hậu thuẫn Nga, chúng ta sẽ có được một kết quả khá bất ngờ: Những nước thuận theo quan điểm của Nga chiếm 60% GDP, 2/3 dân số toàn cầu, 3/4 diện tích toàn thế giới. Đó chính là lý‎ do để Tổng thống Putin tin rằng, Nga là bên có khả năng huy động được nguồn lực lớn hơn.
Mỹ chỉ còn hai giải pháp mang tính chiến thuật. Một là, đẩy Nga vào tình cảnh buộc phải lựa chọn giữa kết cục “xấu” hoặc “xấu hơn”, như những gì mà Washington áp dụng trong những ngày đầu của chính biến Maidan. Trong trường hợp “xấu”, Nga  buộc phải chấp nhận một nhà nước Ukraine mang nặng tư tưởng cực đoan, bài Nga - đó sẽ là một mối đe dọa thường trực sát sườn Nga. “Xấu hơn” là Nga sẽ buộc phải đưa quân, can thiệp vũ lực, loại bỏ các phần tử phát-xít mới, không để thế lực này nắm quyền. Khi đó, thế giới sẽ lên tiếng chỉ trích Nga xâm lược một quốc gia độc lập, đàn áp một cuộc “cách mạng”, tư tưởng chống Nga sẽ dâng cao tại nhiều khu vực ở Ukraine, đó là chưa kể đến xu hướng chia rẽ trong xã hội Nga.

Su-35S “chắp cánh” cho Trung Quốc thống trị Biển Đông

(Kiến Thức) - Nga có thể bán cho Trung Quốc máy bay chiến đấu tiên tiến Su-35S vào cuối năm nay, giúp Bắc Kinh có thêm sức mạnh để thống trị Biển Đông.

Phát biểu với các phóng viên tại Paris Air Show tuần này,  chủ tịch United Aircraft Corp của Nga, ông Yuri Slyusar, cho biết công ty của ông đang hướng tới một thỏa thuận bán 24 máy bay chiến đấu tiên tiến Su-35S.
Su-35S “chap canh” cho Trung Quoc thong tri Bien Dong
Nga có thể bán 24 máy bay chiến đấu tiên tiến Su-35S thế hệ 4++ cho Trung Quốc ngay trong năm nay. 
Ông Yuri Slyusar  nói: "Chúng tôi vẫn tin tưởng  sẽ ký hợp đồng bán 24 máy bay (Su-35S cho Trung Quốc) trong năm nay”. Tuy nhiên,  quyết định này sẽ phải được sự chấp thuận của các "cơ quan liên bang về hợp tác quân sự”.