Tổng Bí thư chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban chỉ đạo nhằm xem xét nhiều nội dung quan trọng.

Sáng 18/11, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức Cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Tong Bi thu chu tri hop Thuong truc Ban Chi dao T.U ve phong, chong tham nhung
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: TTXVN 
Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Kết quả chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 21 đến nay;
Kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định, định giá tài sản trong vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực;
Tình hình, kết quả thành lập và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo dự kiến sau phiên họp vào chiều nay, Ban Nội chính Trung ương (cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo) sẽ tổ chức buổi làm việc với các cơ quan báo chí để thông tin về kết quả cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo.
>>> Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng

Nguồn: VTV1

Không để người bị kỷ luật vào Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Không thể để những người bị kỷ luật đứng trong đội ngũ lãnh đạo, càng không thể để những người “nhúng chàm” đi kiểm tra người khác.

Vừa qua dư luận xôn xao về một số nơi để người bị đề nghị xử lý kỷ luật lại nằm trong Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.
Trao đổi với báo chí về nội dung này, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học dẫn lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, những người được lựa chọn vào Ban Chỉ đạo phải tiêu biểu, gương mẫu, có tinh thần đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Ông cho rằng "không phải vì cơ cấu mà xem nhẹ tiêu chuẩn về sự gương mẫu, liêm khiết". Những người đã tham gia Ban Chỉ đạo mà giờ mới bị phát hiện sai phạm, khuyết điểm thì sẽ phải xử lý, sau khi xử lý thì chắc chắn phải đưa ra khỏi Ban Chỉ đạo. Quan trọng là "không bao che, giấu giếm, sai đến đâu xử lý tới đó".
Khong de nguoi bi ky luat vao Ban Chi dao phong chong tham nhung, tieu cuc
Hội nghị Trung ương lần thứ năm thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Ảnh: TTXVN
Thời gian vừa qua, việc thành lập Ban Chỉ đạo ở các tỉnh, thành nhanh chậm có khác nhau. Nói như Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên là phải tiến hành thận trọng, chắc chắn, đặc biệt là công tác nhân sự.
Có thể nói, việc thành lập các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh là một bước tiến mới trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thời gian qua, sự vào cuộc quyết liệt của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương, công cuộc phòng chống tham nhũng đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 10 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng. Trong 6 tháng đầu năm 2022, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với 295 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 117 đảng viên so với cùng kỳ năm trước), thi hành kỷ luật 27 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 20 trường hợp so với cùng kỳ năm trước).
Một trong những kết quả ấy chính là lòng tin của nhân dân đối với Đảng, niềm tin về một chủ trương đúng đắn.
Về điều này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh nhiều lần, những người trong Ban Chỉ đạo phải là những người tiêu biểu nhất, trong sạch nhất, không thể để những người có “vết”. Ông dẫn ra câu: “Chân người còn lấm bê bê, lại đi cầm đuốc để rê chân người”.
Tổng Bí thư còn nhấn mạnh, nếu ai trong các cơ quan bảo vệ pháp luật có sai phạm phải xử lý nặng và phải bị thay ngay. “Bây giờ không thiếu người tài đức”- Tổng Bí thư khẳng định.
Người có nhiều sai phạm lại nằm trong Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực thì có thể kiểm tra được ai, kỷ luật được ai? Không thể nói là vì cơ cấu và càng không thể nói là thiếu người.
Một chủ trương lớn của Đảng phải được thực hiện một cách nghiêm túc và chất lượng. Không phải thành lập ban, đưa người vào là xong. Hà Nội hiện có cách làm hay, Ban Thường vụ Thành ủy vừa ban hành quy định đánh giá, xếp loại hàng tháng đối với cán bộ. Nghĩa là chấm điểm cán bộ hàng tháng, ai hoàn thành nhiệm vụ, ai không sẽ rất cụ thể.
Chất lượng cán bộ là thước đo để hoàn thành nhiệm vụ. Không thể để những người bị kỷ luật đứng trong đội ngũ lãnh đạo, càng không thể để những người “nhúng chàm” đi kiểm tra người khác.

Chống tham nhũng trong cơ quan phòng chống tham nhũng

Để việc phòng chống tham nhũng có hiệu quả, trước hết phải làm trong sạch đội ngũ những người làm công tác phòng, chống tham nhũng.

Vừa qua, Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia Thái Lan (NACC) quyết định xử lý mạnh tay với chính lãnh đạo cấp cao của họ. Người này bị phát hiện "giàu bất thường" với khối tài sản lên tới 658 triệu baht (hơn 18 triệu USD).

Truyền thông Thái Lan dẫn thông báo ngày 29/8 của NACC xác nhận ông Phó Tổng thư ký NACC, bị sa thải từ ngày 26/8 và sẽ bị tịch thu tài sản.

Giống như nhiều nước, Thái Lan cũng yêu cầu các quan chức chính phủ công kê khai tài sản. Dù cách này không loại bỏ hoàn toàn tham nhũng nhưng ít ra cũng góp phần ngăn chặn đáng kể tệ nạn này.

Chong tham nhung trong co quan phong chong tham nhung

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo. Ảnh: TTXVN

Một cách làm cũng được Thái Lan chú trọng, đó là việc công khai dữ liệu. Đây cũng là cách để Thái Lan chống tham nhũng. Cơ quan Chính phủ điện tử (EGA), dưới sự giám sát của Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông, hiện quản lý cổng dữ liệu trung tâm của chính phủ bao gồm 893 bộ dữ liệu liên quan đến phát triển kinh tế, giao thông vận tải, công nghiệp và xã hội, và chi tiêu của chính phủ.

Việc ứng dụng dữ liệu mở với các công ty và kê khai tài sản của các quan chức nhà nước sẽ là công cụ để quản lý xung đột lợi ích và điều tra các cáo buộc tham nhũng một cách hiệu quả. Tương tự, thông tin về đấu thầu có thể ngăn ngừa và xác định tham nhũng trong mua sắm công.

Việc buộc các quan chức kê khai tài sản là công cụ quan trọng để NACC đấu tranh với tham nhũng. Năm 2018, cơ quan này đã điều chỉnh để mở rộng phạm vi của quy định kê khai tài sản.

Thay vì chỉ áp dụng với các chính trị gia hay công chức cấp cao, quy định mới áp thêm cả với nhóm các nhân viên nhà nước, tức bao gồm nhân viên của các tổ chức công, trường đại học...

Ở nước ta, ca dao đã nói và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại như một chỉ dẫn cho việc làm trong sạch đội ngũ những người phòng, chống tham nhũng: “Chân mình còn lấm bê bê- Lại cầm bó đuốc đi rê chân người”.

Tổng Bí thư còn nhấn mạnh, “chúng ta phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng. Ai chần chừ, do dự, không quyết liệt, không dám làm thì đứng sang một bên để người khác làm. Bởi vì nếu chúng ta không làm thì sẽ mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng và liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và chế độ”.

Quốc gia nào cũng rất chú trọng làm trong sạch đội ngũ những người làm nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ở Hàn Quốc, Australia, hình phạt nghiêm khắc cũng được áp dụng đối với các quan chức tham nhũng, bất kể đó là ai, dù là chính khách hay công chức bình thường. Kết quả của việc xử lý được công khai để nhân dân giám sát. Chính điều này đã tạo điều kiện cho cuộc chiến chống tham nhũng được tiến hành mạnh mẽ và rộng khắp.

Lập Ban chỉ đạo - bước đi đúng đắn

Có thể nói kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Trung ương do Tổng Bí thư làm Trưởng ban và Ban Nội chính Trung ương là thường trực, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta có bước ngoặt mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Trung ương nhận định: Trong thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác phòng ngừa tham nhũng ở một số nơi còn hình thức. Việc phát hiện xử lý tham nhũng, tiêu cực vẫn còn hạn chế, nhất là việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ cơ quan, đơn vị còn yếu; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được đẩy lùi. Tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.

Vì vậy, để thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến các địa phương, Hội nghị Trung ương 5 (khóa 13) đã thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở các tỉnh, thành. Đây là nhân tố quyết định để khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Vừa qua, các địa phương bước đầu đã hình thành bộ máy, song dư luận lại xôn xao vì một số địa phương có cá nhân không tiêu biểu lại nằm ngay trong bộ máy phòng chống tham nhũng. Không thể vì cơ cấu mà xem nhẹ chất lượng là chỉ đạo quyết liệt của trên. Về điều này, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định: TP.HCM không chạy theo thời gian mà coi nhẹ chất lượng.

Những cơ quan làm công tác thanh, kiểm tra phải là đơn vị có bộ máy trong sạch. Không thiếu những trường hợp đi thanh kiểm tra lại vi phạm luật pháp. Thấy được “lỗ hổng” này, vừa qua Tổng Bí thư đã chỉ đạo khi phát hiện thanh kiểm tra sai phạm phải xử lý thật nghiêm minh, không thể để những người đi chống tham nhũng lại tham nhũng tiêu cực. Việc xem xét trách nhiệm thanh kiểm tra, việc các cơ quan khác vào cuộc kiểm tra để phát hiện ra tham nhũng chính trong cơ quan phòng chống tham nhũng là bước đột phá mới.

Kê khai tài sản, công khai dữ liệu thông tin nhất là đối với quan chức trong cơ quan phòng chống tham nhũng là một hướng để phát hiện tham nhũng. “Giàu bất thường” như Thái Lan đã làm đối với quan chức đứng đầu cơ quan chống tham nhũng là cách làm có hiệu quả.

Thời gian qua, một số quan chức “giàu bất thường”, có người có biệt phủ sang trọng, xe sang đắt tiền, thậm chí có nhà đất ở nước ngoài…

Công cuộc phòng chống tham nhũng là cả quá trình lâu dài và khó khăn vì chống lại những người trong đội ngũ, Tuy nhiên, khi đã tìm ra bước đi phù hợp, có cơ chế thống nhất, có “lồng cơ chế” để kiểm soát quyền lực thì có nhiều cơ sở để thành công.

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường

Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong-Hinh-2
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.