Tình hình Armenia giống như giai đoạn đầu đảo chính Ukraine?

(Kiến Thức) - Thành viên Hội đồng Liên bang về các vấn đề quốc tế Igor Morozov cho rằng tình hình Armenia hiện nay đang lặp lại giai đoạn đầu của cuộc đảo chính Ukraine.

Ông Igor Morozov lưu ý rằng Mỹ có thể thao túng diễn biến tình hình Armenia giống như giai đoạn đầu đảo chính Ukraine, đặc biệt khi Đại sứ quán Mỹ ở Armenia là một trong những cơ sở ngoại giao lớn nhất của Washington ở nước ngoài.
Armenia dang lap lai giai doan dau dao chinh Ukraine?
 
Hoạt động phản đối bắt đầu vào ngày Thứ Sáu tuần trước (19/6) tại Quảng trường Tự do ở Erevan và chiều Thứ Hai (23/6) đã biến thành cuộc biểu tình tiến về Dinh Tổng thống. Sáng Thứ Ba (24/6), cảnh sát sử dụng thiết bị đặc biệt để giải tán những người biểu tình. Gần 240 người, bao gồm cả các nhà báo, đã được đưa đến đồn cảnh sát, 25 người phải hỗ trợ y tế. Phó giám đốc Cảnh sát Erevan Valery Osipyan nói rằng tất cả những người biểu tình bị bắt giữ đã được thả về. Những người biểu tình yêu cầu hủy bỏ quyết định ngày 17/6 của Ủy ban dịch vụ công cộng về tăng giá điện.
 Ông Morozov cho rằng tại Armenia có thể xảy ra cuộc đảo chính tương tự như Maidan ở Ukraine.
"Armenia đang gần với cuộc đảo chính vũ trang. Điều này sẽ xảy ra nếu Tổng thống Serzh Sargsyan không rút ra  bài học từ Maidan Ukraine", RIA Novosti dẫn lời ông Morozov.
Ông Morozov lưu ý rằng những diễn biến hiện nay ở Armenia lặp lại y như giai đoạn đầu tiên của cuộc đảo chính ở Ukraine. Ông nói: "Khi đó, phe đối lập Ukraine cũng từ chối gặp Tổng thống Viktor Yanukovych, bắt đầu thu hút cộng đồng châu Âu, và các chính khách châu Âu bắt đầu phát biểu trước người biểu tình".
 Chuyên viên nghiên cứu chính trị độc lập Sergey Shakaryan nhận định: "Ngay từ đầu, điều đó đã thể hiện rõ ràng thái độ khó chịu của người dân Armenia với hành động của chính phủ và ban lãnh đạo đất nước. Vấn đề khác là hiện nay đang bộc lộ xu thế cố gắng sử dụng những người bất mãn này như một thứ công cụ. Đó là tuyên bố của tòa đại sứ Vương quốc Anh và Mỹ về việc dường như cảnh sát đã dùng vũ lực quá mức. Qua thực tế Ukraine, tôi cho  rằng  đại sứ quán Anglo-Saxon rồi sau đó là cả chính phủ của họ sẽ kêu gọi chính quyền Armenia cũng không dùng vũ lực dù bất kỳ trường hợp nào. Thế nhưng trong đám biểu tình sẽ có sự tham gia của những đối tượng từ lâu đã được đào tạo ở Belgrade, Gruzia hay là trong ‘cách mạng cam’ ở Ukraine. Họ khéo léo xoay bánh lái kích động. Cách mạng kiểu này là chuyện bất khả thi ở chỗ chúng tôi, thế nhưng họ có thể khuấy đảo ở chừng mực nào đó".

Quân đội Hàn Quốc tập trận đổ bộ ở Hoàng Hải

(Kiến Thức) - Quân đội Hàn Quốc sẽ tập trận đổ bộ ở Hoàng Hải để tăng cường khả năng phòng thủ trước những hành động khiêu khích từ phía Triều Tiên.

Quân đội Hàn Quốc sẽ tập trận đổ bộ ở Hoàng Hải vào ngày 25/6 ở ngoài khơi đảo Anmyeon với sự tham gia của 2.200 thủy thủ và 1.500 thủy quân lục chiến.
Quan doi Han Quoc tap tran do bo o Hoang Hai
 Lính Hàn Quốc và Mỹ tham gia cuộc tập trận đổ bộ.
Ngoài ra, cuộc tập trận này còn huy động 23 tàu chiến - bao gồm tàu đổ bộ Dokdo 14.500 tấn, tàu khu trục lớp Aegis và tàu ngầm cùng 45 máy bay.

Mỹ tiếp tục tấn công Nga trên nhiều mặt trận

Theo New Estern Outlook, chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục tấn công Nga trên nhiều mặt trận và sử dụng các công cụ chiến lược khác nhau.

Sẽ là nhầm lẫn tai hại nếu coi chuyến đi gần đây của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và liền sau đó là cấp phó của ông (bà Victoria Nuland) tới Nga là bước đầu tiên cho tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Nga.
My tiep tuc tan cong Nga tren nhieu mat tran
John Kerry-Sergei Lavrov: Đằng sau cử chỉ ngoại giao là thái độ nghi ngờ lẫn nhau. 
Sự chú ý đặc biệt hiện đổ dồn về Syria, với khả năng chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad phải đối mặt với một cuộc tấn công vũ trang. Ý định của ông Kerry muốn Nga “lặng thinh” trong vấn đề Syria để đối lấy việc Mỹ sẽ “giảm áp” ở Ukraine được cho là đã thất bại. Ngay lập tức, người Mỹ đã chuyển sang ngón đòn tống tiền, vốn là lựa chọn chiến lược của Washington ở những nước “cứng đầu”.

Hình ảnh tưởng nhớ 100 năm “Cuộc tàn sát Armenia”

(Kiến Thức) - “Cuộc tàn sát người Armenia” cách đây 100 năm là thảm sát xảy ra ở Đế quốc Ottoman, khiến  hàng trăm ngàn đến hơn 1,2 triệu người Armenia bị thiệt mạng.  

Hinh anh tuong nho 100 nam “Cuoc tan sat Armenia”
Lễ tưởng nhớ 100 năm "Cuộc tàn sát người Armenia" ngày 24/4 tại Đài tưởng niệm Tsitsernakaberd ở Yerevan, Armenia. Cuộc tàn sát này xuất phát từ thất bại quân sự của quân Thổ Nhĩ Kỳ chống quân Nga ở  Caucasus.
Hinh anh tuong nho 100 nam “Cuoc tan sat Armenia”-Hinh-2

Cụ bà Silvard Atajyan, 103 tuổi, nhớ lại khi quân đội Pháp cứu gia đình bà khỏi "Cuộc tàn sát người Armenia" năm 1915. Năm 1914, ước tính có khoảng 2 triệu người Armenia ở Đế quốc Ottoman.