VKSND Tối cao: Chọn vụ điển hình liên quan dịch COVID-19 để xử lý hình sự

Theo chỉ thị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSND), VKS phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp thống nhất chọn một số vụ việc điển hình để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhằm đáp ứng yêu cầu răn đe, giáo dục chung, góp phần hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Chọn một số vụ việc điển hình liên quan dịch COVID-19 để xử lý hình sự
VKSND Tối cao vừa ban hành chỉ thị về tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo VKSND Tối cao, trong thời gian qua đã xuất hiện một số hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch bệnh COVID-19 có dấu hiệu tội phạm, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự; gây hoang mang, lo lắng, bất bình trong xã hội.
VKSND Toi cao: Chon vu dien hinh lien quan dich COVID-19 de xu ly hinh su
Bệnh nhân thứ 34 - COVID-19 có biểu hiện khai báo gian dối, đi lại nhiều nơi khiến dịch bệnh lây lan vừa được chữa khỏi bệnh nhưng nhiều khả năng sẽ phải đối diện án phạt.  
Trước mắt, VKS phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp thống nhất chọn một số vụ việc điển hình để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhằm đáp ứng yêu cầu răn đe, giáo dục chung, góp phần hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.
Ngoài ra, VKS cần chủ động phối hợp với cơ quan điều tra, tòa án cùng cấp để xử lý nhanh chóng những hành vi phạm tội liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, như áp dụng ngay thủ tục rút gọn đối với các vụ án có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự; đối với những vụ án không áp dụng thủ tục rút gọn thì phải khẩn trương tiến hành các hoạt động tố tụng để xử lý tội phạm trong thời hạn ngắn nhất.
Trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án cụ thể, VKS các cấp cần chủ động trao đổi với cơ quan điều tra, tòa án cùng cấp để giải quyết, bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan. Trường hợp các ngành đều thống nhất thì triển khai thực hiện theo thẩm quyền; trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc thì chủ động báo cáo thỉnh thị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp theo đúng Quy định về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị.
Cùng với đó, tăng cường kiểm sát chặt chẽ việc giam, giữ bị can, bị cáo, phạm nhân tại các cơ sở giam giữ trên cả nước, bảo đảm việc giam, giữ tuân thủ đúng quy định về cách ly đối với người bị lây nhiễm hoặc nghi bị lây nhiễm; giảm tối đa việc thăm gặp người bị giam, giữ… để phòng, chống dịch bệnh.
Để góp phần ngăn chặn sự gia tăng phức tạp của dịch bệnh, đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi phạm tội liên quan đến dịch bệnh, bảo đảm thống nhất trong xử lý tội phạm ở tất cả các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, viện trưởng VKSND Tối cao yêu cầu thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND Tối cao, viện trưởng VKSND và Viện kiểm sát quân sự các cấp khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự thực hiện có hiệu quả các biện pháp cấp bách sau đây:
Chủ động phối hợp với cơ quan điều tra, tòa án cùng cấp để phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi phạm tội liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định của Bộ luật Hình sự như:
1. Không chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng (như hành vi trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly…);
2. Vi phạm quy định ở nơi đông người gây thiệt hại do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 từ 100.000.000 đồng trở lên;
3. Đưa ra những thông tin bịa đặt, không đúng sự thật về dịch bệnh gây hoang mang, lo lắng trong xã hội hoặc nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
4. Lợi dụng tình hình dịch bệnh để thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi (như hành vi đầu cơ, buôn lậu; làm giả hàng hóa, lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tham nhũng hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng;…);
5. Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng.
Ca bệnh COVID-19 thứ 17, 34, 100 và 178 là tội phạm liên quan phòng, chống COVID-19?
Như vậy, những trường hợp như bệnh nhân COVID-19 thứ 17, Nguyễn Hồng Nhung (trú tại Hà Nội) có hành vi khai báo gian dối khiến bệnh lây lan cho nhiều người và ca bệnh thứ 34 là nữ doanh nhân ở Bình Thuận được mệnh danh là ca "siêu lây nhiễm", ca bệnh 100 và ca 178 có hành vi khai báo gian dối nhiều khả năng sẽ bị xử lý hình sự.
Cụ thể ca nhiễm 17 Nguyễn Hồng Nhung từng du lịch ở Anh và Ý, có qua Pháp, về nước ngày 2/3, đã vào viện ngày 5/3, được xác nhận dương tính COVID-19 vào tối 6/3.
Nữ bệnh nhân khai báo gian dối, thiếu trung thực, che giấu thông tin về tình hình bệnh tình, lịch trình di chuyển qua vùng dịch khi nhập cảnh nên không được cách ly kịp thời và được cho là nguyên nhân lây lan nhiều người khác trên chuyến bay VN0054 và người thân của nữ bệnh nhân này. Ngoài ra, hành vi này khiến cả khu vực phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) phải cách ly 14 ngày.
Bệnh nhân số 34, một nữ doanh nhân từ Bình Thuận đã trở thành ca lây nhiễm nhiều nhất tại Việt Nam với 10 trường hợp có liên quan xét nghiệm dương tính (gồm 8 người ở Bình Thuận và 2 người ở TPHCM). Đáng chú ý, nữ bệnh nhân đã khai báo gian dối, nhỏ giọt khi khai xuống sân bay Tân Sơn Nhất đã đi thẳng về nhà riêng.
Tuy nhiên, thực tế bệnh nhân này đã ở lại TP.HCM để giao lưu với đối tác, thậm chí còn đi đến nhiều nơi ở Phan Thiết ăn uống. Hậu quả khiến nhiều người bị lây nhiễm, hàng trăm người phải cách ly, theo dõi.
Bệnh nhân thứ 100 cũng khiến nhiều người bức xúc khi đã có hành vi trốn cách ly khi từ vùng dịch Malaysia về, cơ quan chức năng hướng dẫn tự cách ly theo dõi Covid-19 tại nhà.
Tuy nhiên, ca nhiễm 100 vẫn cố tình bỏ đi lễ 5 lần/ngày tại một Thánh đường Hồi giáo ở quận 8, TP.HCM, gây ảnh hưởng đến nhiều người, làm gia tăng nguy cơ phát tán dịch COVID-19.
Mới đây, Thủ tướng đã đồng ý việc Bộ Y tế, Bộ Công an phối hợp xử lý bệnh nhân 178 do khai báo vòng vo, thiếu trung thực để răn đe giáo dục. Dù làm tại nhà ăn BV Bạch Mai, biết mình có triệu chứng ho, sốt, đau người, nhưng vẫn giấu nhẹm việc mình từ ổ dịch Bạch Mai về mà khai báo chỉ ở nhà, không đi đâu. Việc khai báo gian dối đã khiến các bác sĩ Bệnh viện huyện Đại Từ không biết để phân luồng, cách ly ngay, đã khiến 20 người gồm 8 bệnh nhân và 12 cán bộ BV Đại Từ phải cách ly.
VKSND Toi cao: Chon vu dien hinh lien quan dich COVID-19 de xu ly hinh su-Hinh-2
 

Xem thêm video: Trốn cách ly đạp xe xuống biển

 


Kim Ngưu

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN