Vì sao nhóm y bác sĩ Anh 'miễn dịch đặc biệt' với COVID-19?

Một nhóm nhân viên y tế ở Anh có khả năng miễn dịch mạnh chống lại COVID-19. Dù hoạt động ở tuyến đầu nhưng họ chưa bao giờ có kết quả xét nghiệm dương tính.
Trang Nature - tập san khoa học đa ngành uy tín thế giới cho biết, hàng chục nhân viên y tế tuyến đầu ở Anh có khả năng miễn dịch mạnh chống lại COVID-19, giúp họ nhanh chóng loại bỏ SARS-CoV-2. Chính vì vậy, mẫu máu của họ chưa bao giờ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, thậm chí hệ miễn dịch của họ còn không tạo ra kháng thể chống lại nó.
Theo Leo Swadling, một chuyên gia về miễn dịch học nhiễm trùng tại Đại học London, các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu máu của gần 60 nhân viên y tế tuyến đầu trong thời gian xảy ra dịch bệnh.
Dù ở tuyến đầu chống dịch, nguy cơ lây nhiễm cực cao nhưng trong suốt 4 tháng tham gia nghiên cứu, các nhân viên y tế này chưa hề có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 hay tìm thấy bất kỳ kháng thể virus nào trong cơ thể.
Vi sao nhom y bac si Anh 'mien dich dac biet' voi COVID-19?
 Ảnh minh họa.
Dữ liệu cho thấy các tế bào T bộ nhớ trong cơ thể những nhân viên y tế này đã tạo ra khả năng miễn dịch mạnh mẽ, đây có lẽ là phản ứng miễn dịch được tạo ra sau khi tiếp xúc với một loại virus gây ra cảm lạnh thông thường.
Phản ứng tăng sinh tế bào T xuất hiện trong các mẫu của 20 người tham gia xét nghiệm huyết thanh cho thấy, hệ thống miễn dịch đã bắt đầu chống lại nhiễm trùng và mức độ protein hệ thống miễn dịch IFI27 trong huyết thanh của 19 người cũng tăng lên. Đây có thể là một dấu hiệu họ bị nhiễm SARS-CoV-2, thế nhưng, mặc dù đã xâm nhập vào cơ thể, SARS-CoV-2 không thể bám rễ và sinh sản.
Leo Swadling suy đoán rằng, tế bào T ở những người này đặc biệt có thể phá hủy một nhóm protein của virus được gọi là "phức hợp sao chép", khiến virus không thể tiếp tục nhân lên. Kết quả so sánh cho thấy tỷ lệ tế bào T trong cơ thể họ có thể nhận ra protein của virus này cao hơn nhiều so với các nhân viên y tế bị nhiễm virus khác.
Điều thú vị là tế bào T mà các nhà nghiên cứu tìm thấy trong các mẫu máu trước khi chúng tiếp xúc với dịch bệnh cũng có thể nhận ra phức hợp sao chép và phiên mã của SARS-CoV-2. Tế bào T này có khả năng được tạo ra bởi một loại virus gây ra cảm lạnh thông thường, nhưng hiện các nhà khoa học chưa tìm được bằng chứng trực tiếp về cách các tế bào miễn dịch này được hình thành.
Vi sao nhom y bac si Anh 'mien dich dac biet' voi COVID-19?-Hinh-2
 Ảnh minh họa. 
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là virus cảm lạnh có thể ngăn chặn được COVID-19, còn quá sớm để dựa vào cơ chế này chống lại dịch bệnh. Tuy nhiên, phát hiện trên cung cấp những ý tưởng mới cho việc nghiên cứu thuốc và vắc-xin COVID-19 mới.
Hiện tại, mục tiêu của hầu hết các vắc xin COVID-19 thế hệ mới là protein đột biến của SARS-CoV-2, đây là chìa khóa để nó xâm nhập tế bào, nhưng protein đột biến SARS-CoV-2 rất khác nhau.
Các phức hợp sao chép và phiên mã của nhiều loại corona virus cũng có cấu trúc tương tự nhau, vì vậy, người ta hy vọng rằng phát hiện này có thể được sử dụng làm mục tiêu để tạo ra vắc xin chống lại sự xâm nhập của nhiều loại corona virus khác nhau.
Donna Farber, một nhà miễn dịch học tại Đại học Columbia ở thành phố New York (Mỹ), lại thận trọng hơn. Cô tin rằng không có bằng chứng xác thực nào cho thấy những nhân viên y tế ở Anh đã thành công trong việc diệt SARS-CoV-2 nên rất khó để chứng minh kết luận thực tế của những tế bào T này.
Marcus Buggert, một nhà miễn dịch học tại Viện Sona Karolinska, Thụy Điển, nhận xét rằng ngay cả khi những nhân viên y tế này đã loại bỏ thành công dòng SARS-CoV-2 ban đầu trong cơ thể, điều đó không có nghĩa là họ cũng tiêu diệt các loại virus đột biến như Delta, Lamda, MU...
Hơn nữa, nghiên cứu này chỉ chứa dữ liệu miễn dịch của nhân viên y tế, những người thường xuyên tiếp xúc với các loại virus đường hô hấp khác nhau, có khả năng tạo ra miễn dịch duy nhất để trực tiếp tiêu diệt virus. Điều này có thể không phù hợp với người bình thường, không thể lơ là, mất cảnh giác được.

Mời quý độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19. Nguồn: THĐT.

Kiều Dụ (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN