-
Đất hiếm được sử dụng trong vô vàn thứ đồ công nghệ, từ pin smartphone tới sản xuất xe điện. Thực ra, những nguyên tố này không thiếu trong lớp vỏ Trái Đất, nhưng chúng ít khi tập trung tại một nơi nhất định để tạo hẳn thành một "mỏ".
-
Hiện nay, Trung Quốc là nhà cung cấp đất hiếm lớn nhất thế giới. Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới với trữ lượng khoảng 22 triệu tấn, xếp sau là Brazil với 21 triệu tấn.
-
Vào năm 2017, Nhật Bản phát hiện một trữ lượng lớn đất hiếm nằm cách hòn đảo Minamitori khoảng 1.850 km. Khu vực này chứa tới gần 16 triệu tấn đất hiếm. Các khoáng chất được phát hiện trong lõi sâu tới 10m trong trầm tích dưới đáy biển.
-
Trữ lượng đất hiếm trong mỏ mới được phát hiện tại Nhật Bản đủ để "cung cấp đất hiếm cho thế giới tới một mức gần như vô hạn".. Ở đó có đủ yttrium để toàn thế giới đủ dùng trong 780 năm, đủ dysprosium đủ cho 730 năm, đủ europium cho 620 năm và đủ terbium trong 420 năm tới.
-
Với vị thế thống trị thị trường đất hiếm, Trung Quốc đã nhiều lần có động thái giảm lượng đất hiếm xuất khẩu, tăng giá, kìm hàng vì nhiều lý do khác nhau, ...
-
Việc Nhật Bản tìm được một mỏ đất hiếm "gần như vô tận" sẽ không chỉ giúp đất nước này độc lập trong việc sản xuất đồ điện tử, mà cũng khiến cán cân đất hiếm thế giới không còn quá nghiêng về một phía.
-
Mỏ đất hiếm này nằm trong vùng kinh tế của Nhật Bản, nên là toàn bộ số đất hiếm này sẽ thuộc về đất nước này. Phát hiện này của Nhật Bản là yếu tố để thay đổi cuộc chơi, bởi cuộc chạy đua để phát hiện các nguồn tài nguyên quý hiếm hiện đang được rất nhiều cường quốc quan tâm.
-
Đất hiếm (Rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Đây là một nhóm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt.
-
Chúng có vai trò thiết yếu trong sản xuất thuốc điều trị ung thư, điện thoại thông minh và các công nghệ năng lượng tái tạo. Các chất này đã được xếp hạng “cực kì quan trọng” cho các ngành công nghiệp (bao gồm cả nhành sản xuất vũ khí).
-
Do đó, việc phát hiện ra trữ lượng "kho báu" khổng lồ tại Nhật Bản là một tin rất tốt cho con người hiện tại và cả các thế hệ tương lai bởi chúng ta đều phụ thuộc rất nhiều và công nghệ.
-
Tuy nhiên, Nhật Bản cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn. Quốc gia này cần tìm cách khai thác đất hiếm từ mỏ quặng nằm sâu nhiều kilomet dưới biển. Việc khai thác đất hiếm vốn chẳng bao giờ là dễ dàng.
-
Việt Nam xếp thứ 2 trên thế giới về tiềm năng khai thác đất hiếm. Tuy nhiên khai thác đất hiếm ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế do hệ thống trang thiết bị, vấn đề môi trường và cả các vấn đề về bảo hộ lao động.
-