Chuỗi cầm đồ F88 kinh doanh thế nào, cổ đông chính là ai?

Theo công an, công ty F88 chuyên cho vay tiền, có cả trăm nhân viên thu hồi nợ và trong thời gian qua đã đe doạ người vay, có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản. 
 

Chuoi cam do F88 kinh doanh the nao, co dong chinh la ai?
 Cảnh sát phong toả toà nhà có trụ sở của Công ty F88 tại quận Gò Vấp, TP.HCM.
Sáng 6/3, tại các ngã tư Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị và Nguyễn Oanh - Nguyễn Văn Lượng (phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM) nhiều CSGT, cảnh sát cơ động, hình sự… được bộ bố trí để phân luồng, không cho ô tô vào đoạn đường này.
Phía trước tòa nhà là trụ sở của công ty F88 có nhiều cảnh sát phong tỏa, không cho người lạ đến gần. Đồng thời, nhiều cán bộ tiến vào bên trong để thực hiện khám xét.
Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Kinh doanh F88 là hệ thống chuỗi cửa hàng cầm đồ đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập vào năm 2013 bởi ông Phùng Anh Tuấn - Chủ tịch kiêm CEO của công ty, cùng các nhà đồng sáng lập khác. 
Chuoi cam do F88 kinh doanh the nao, co dong chinh la ai?-Hinh-2
 CEO chuỗi cầm đồ F88 Phùng Anh Tuấn
Sau khi nghiên cứu các mô hình cửa hàng cầm đồ nước ngoài, ông Phùng Anh Tuấn cùng hai người bạn của mình đã thành lập CTCP Kinh doanh F88 với số vốn ban đầu khoảng 20 tỷ đồng. 
Khách hàng mục tiêu chủ yếu của công ty này là những người không có khả năng, hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tài chính. Các khoản vay thường nhỏ chỉ khoảng 10-15 triệu đối với một món đồ, và nhất là người đi vay thường không có kế hoạch, cần gấp để chi trả cho một khoản tiền cá nhân. 
Đến cuối năm 2015, F88 có 11 cửa hàng tại Hà Nội trước khi được quỹ Mekong Capital - tổ chức từng thành công trong việc đầu tư vào chuỗi bán lẻ Thế giới di động, đầu tư lần đầu vào thời điểm đó. 
Đầu năm 2017, chuỗi cầm đồ F88 bắt đầu thu hút sự chú ý của giới truyền thông sau khi Quỹ Mekong Enterprise Fund III (“MEF III”) thông báo hoàn tất thương vụ đầu tư vào công ty. Quỹ MEF III thuộc Mekong Capital không công bố số tiền bỏ ra, nhưng theo thông tin thì thường sẽ đầu tư ở mức 6 - 15 triệu USD. 
Nhận được số vốn đầu tư lớn, ông Tuấn bắt đầu đề ra chiến lược phát triển nhanh chóng bằng cách tăng tốc độ mở địa điểm mới với mục tiêu 300 cửa hàng vào năm 2021. 
Theo vị chủ tịch này, tổng chi phí để mở một cửa hàng vào năm 2017 là khoảng 15.000 USD và lúc đó đang có 18 cửa hàng trong toàn hệ thống. Khi được hỏi có gặp khó khăn gì trong vấn đề triển khai chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ như vậy hay không, ông Phùng Anh Tuấn liền nói rằng: “Chúng tôi đang có tiền”. 
Sang năm 2018, F88 tiếp tục được cấp thêm vốn từ quỹ Granite Oak với mức định giá lên đến 1.000 tỷ đồng. Số vốn được dùng để mở thực hiện kế hoạch “Nam tiến”, mở thêm 50 cửa hàng mới tại TPHCM. 
Chuoi cam do F88 kinh doanh the nao, co dong chinh la ai?-Hinh-3
 Ông Phùng Anh Tuấn đặt tham vọng niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE với vốn hóa tỷ USD vào năm 2024.
Tháng 6/2019, sau hàng loạt thương vụ từ nhà đầu tư nước ngoài, cơ cấu cổ đông của CTCP Đầu tư F88 - công ty mẹ của CTCP Kinh doanh F88 được tiết lộ.
Trong đó cổ đông nước ngoài nắm giữ đến 53,4% cổ phần, bao gồm: MEF III sở hữu 39,6%, Bronze Blade Limited có 12,2% và James Alan Barron - cựu CEO của Tập đoàn First Cash có 2.000 phòng giao dịch cầm đồ tại Mỹ, sở hữu 1,6%. Còn lại 46,6% cổ phần trong nước và ông Tuấn có riêng cho mình 20%.
Đến năm 2021, kết quả kinh doanh của hệ thống chuỗi cầm đồ F88 chưa được công bố, nhưng theo dự đoán của FiinRatings - đơn vị xếp hạng tín nhiệm hàng đầu Việt Nam, công ty sẽ đạt được ROE là 18%. 
Nguồn từ Dân Việt, ngoài ra ông Tuấn và ban lãnh đạo còn đặt ra chỉ tiêu đạt 1.619 tỷ đồng doanh thu, 815 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Đây cũng là giai đoạn ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh Covid-19, nên có thể công ty sẽ không đạt được “nhiệm vụ bất khả thi” này. 
Năm 2022, chỉ trong vòng 9 tháng công ty đã ghi nhận 1.310 tỷ đồng doanh thu, trong đó mảng kinh doanh bảo hiểm mang về 217,5 tỷ đồng và 42% hợp đồng bảo hiểm được bán độc lập với các khoản cho vay. Với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ổn định ở mức 78%, giúp cho F88 có được lãi ròng ba quý đầu năm khoảng 60,7 tỷ đồng, đạt tỷ lệ ROE là 10,3%. 
Vì liên tục phát hành trái phiếu và vay nợ từ tổ chức nước ngoài kể từ đầu năm đến nay, nên tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của công ty ghi nhận ở mức khá cao 4,2 lần. 
Mặc khác, tổng dư nợ cho vay 9 tháng đầu năm là 3.357,5 tỷ đồng, sẽ còn tiếp tục tăng mạnh vào cuối năm nay. Nhờ vào kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Phùng Anh Tuấn đặt tham vọng niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE với vốn hóa tỷ USD vào năm 2024.
Hồng Quyên (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN