Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Phú thọ cho biết, để nhận biết, có 3 triệu chứng thường gặp nhất để nhận biết thoái hóa khớp gối là:
Đau, cứng khớp: Cơn đau có tính chất cơ học tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời các cơn đau này có thể thường xuyên hơn.
Có đến > 80% những bệnh nhân thoái hóa khớp gối có biểu hiện đau mạn tính kéo dài trên 3 tháng trong một năm. Có tới 90% các bệnh nhân đau khớp do các nguyên nhân cơ học, 10% có biến chứng đau theo kiểu thần kinh (đau khó chịu, châm chích, bỏng rát ở mức độ nặng).
Khi cứng khớp giai đoạn sớm, bệnh nhân thoái hóa khớp thường có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng. Khi bệnh nhân tỉnh dậy có cảm giác khó vận động các khớp bị thoái hóa ở tay hoặc chân. Chỉ sau khi xoa bóp, vận động 15-30 phút thì các khớp trở nên mềm và hoạt động trở lại được.
|
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ? |
Có những tiếng động ở khớp khi di chuyển: Tiếng lục khục, lạo xạo. Có những bệnh nhân đứng lên ngồi xuống hoặc bất kỳ động tác nào đều phát ra tiếng động rang bỏng ngô, lục lạc ở cổ bò.
Ở giai đoạn muộn có thể xuất hiện khớp bị sưng tại vị trí thoái hóa khớp. Đây còn gọi là thoái hóa khớp có phản ứng viêm. Nguyên nhân là khi các mảnh sụn bị bong tróc vỡ rơi vào trong khoang khớp và gây chấn thương màng hoạt dịch khớp. Kết quả dẫn tới khớp bị sưng lên và tràn dịch màng khớp.
Teo và biến dạng: Ở giai đoạn muộn hơn nữa, cơ của vùng cánh khớp bị teo và có những biến dạng như lỏng lẻo khớp hoặc trật khớp. Khi bệnh nhân đã có biến dạng khớp nặng là bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Người bệnh thoái hóa khớp gối thường có xu hướng ngại vận động do cảm giác đau, cứng khớp. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân rèn luyện và duy trì thói quen đi bộ vì:
Rèn tính linh hoạt của khớp: Đi bộ là cách vận động nhẹ nhàng, kích thích tạo dịch khớp giúp bôi trơn và nuôi dưỡng sụn, giảm tình trạng khô cứng khớp.
Tăng cường lưu thông máu, hạn chế biến chứng tim mạch liên quan đến thoái hóa khớp.
Giảm cân, giảm áp lực cho khớp gối: Cứ mỗi 0.45kg mất đi, áp lực cơ thể đè lên đầu gối giảm xuống 4 lần, nhờ đó bệnh nhân thoái khớp gối sẽ giảm cảm giác đau đớn.
“Đi bộ là biện pháp phòng và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp nhẹ. Đối với các trường hợp bị đau nhiều, kéo dài cần đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, bại liệt, tàn phế...”, các bác sĩ đều khuyên.
Lưu ý đối với người thoái hóa khớp gối khi đi bộ:
- Vận động 5 – 10 phút trước và sau khi đi bộ bằng các động tác giãn cơ nhẹ nhàng, hạn chế chấn thương khớp gối.
- Đi bộ vừa sức, khi đã quen có thể duy trì đi 30 – 60 phút mỗi ngày.
- Trong quá trình đi bộ nếu khớp gối bị đau buốt, sưng đỏ, co cứng,... cần dừng lại và đến thăm khám cùng bác sĩ để chẩn đoán tình trạng.