-
Sau 18 năm gắn bó với Điện Quang, đặc biệt là giai đoạn cổ phần hóa, niêm yết trên sàn chứng khoán, bà Thoa gần như đã thoái sạch vốn. Tuy nhiên những thành viên trong gia đình bà vẫn nắm giữ số lượng lớn cổ phần của DQC.
-
Con gái lớn của bà Hồ Thị Kim Thoa là bà Nguyễn Thái Nga sinh năm 1984, tham gia HĐQT từ tháng 3/2014 và giữ chức Giám đốc chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang từ tháng 6/2013.
-
Ngày 17/11/2015, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thái Nga làm Phó Tổng Giám đốc.
-
Không chỉ có tài sản "khủng", bà Nga còn được biết đến là người phụ nữ có vẻ đẹp sắc sảo. Từ khi được bổ nhiệm làm Phó TGĐ Công ty CP Bóng đèn Điện Quang, bà Nga cũng tham gia nhiều sự kiện của công ty.
-
Hiện bà Nga sở hữu hơn 4,125 triệu cổ phiếu DQC, tương đương 12% vốn điều lệ.
-
Một người con gái khác của bà Hồ Thị Kim Thoa là Nguyễn Thái Quỳnh Lê cũng nắm giữ hơn 2,23 triệu cổ phiếu DQC, tương đương 6,49%, với giá trị hơn 131,5 tỷ đồng tính theo giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
-
Theo thông tin từ Công ty Điện Quang, ngày 11/4/2016, Ban lãnh đạo Công ty bổ nhiệm bà Nguyễn Thái Quỳnh Lê giữ chức Giám đốc Dự án Công ty CP Bóng đèn Điện Quang.
-
Năm 2008, em trai của bà Hồ Thị Kim Thoa là Hồ Quỳnh Hưng được điều động về làm Phó tổng giám đốc Điện Quang, quản lý Nhà máy Đồng An.
-
Đến năm 2010, ông Hưng được HĐQT bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Điện Quang và đảm nhiệm vị trí này cho đến nay.
-
Thời điểm ông Hồ Quỳnh Hưng nhận chức cũng là năm Điện Quang chính thức lên sàn. Thời gian này DQC gặp khó khăn với khoản nợ của Cuba còn 858,8 tỷ đồng vào ngày 31/12/2008.
Vì sao bà Hồ Thị Kim Thoa bị khởi tố?
Kết luận điều tra nêu, từ tháng 5/2010, bà Thoa được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công Thương, được phân công phụ trách trực tiếp Vụ Công nghiệp nhẹ và Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Bà Thoa biết khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận 1, TP HCM) đã được sắp xếp, giao cho Bộ Công Thương, Tổng công ty Sabeco (là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương, vốn nhà nước chiếm 89,59%) để quản lý, sử dụng, đầu tư.
Tuy nhiên, bị can Hồ Thị Kim Thoa vẫn báo cáo bị can Vũ Huy Hoàng phê duyệt; đã ký 3 văn bản chấp thuận chủ trương cho Tổng công ty Sabeco liên doanh, liên kết thành lập Công ty Sabeco Pearl, lợi dụng việc sắp xếp cơ sở nhà đất của doanh nghiệp nhà nước làm thủ đoạn để dần chuyển dịch quyền sử dụng khu đất này từ Tổng công ty Sabeco sang Công ty Sabeco Pearl (từ tài sản nhà nước sang tư nhân).
Đến nay, Công ty cổ phần đầu tư Quảng trường Mê Linh (tiền thân là Công ty Sabeco Pearl), doanh nghiệp 100% vốn tư nhân, là đơn vị đứng tên quyền sử dụng đất khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng.
Hậu quả, thiệt hại, thất thoát và lãng phí do hành vi phạm tội của bị can Hồ Thị Kim Thoa và đồng phạm gây ra cho ngân sách nhà nước trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng xảy ra trong một thời gian dài.
Theo kết luận giám định, giá trị quyền sử dụng đất của khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng tại thời điểm UBND TP.HCM ban hành quyết định cho Công ty Sabeco Pearl thuê đất là 1.075 tỉ đồng. Giá trị quyền sử dụng đất của khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng tại thời điểm Bộ Công Thương phê duyệt giá sàn 13.247 đồng/cổ phần ngày 1/4/2016 là hơn 2.505 tỉ đồng và tại thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự là 3.816 tỉ đồng