Tài sản 300 tỷ của sư Thích Thanh Toàn sẽ thuộc về ai khi sư xả giới?

Căn cứ theo luật Phật, Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương thì sư Toàn không được quyền nhận tài sản, chỉ Giáo hội mới có quyền định đoạt tài sản.

Liên quan đến vụ việc sư Thích Thanh Toàn hoàn tục mong muốn giữ lại tài sản mà ông từng nói mình đến đứng tên trị giá khoảng 200-300 tỷ đồng, ngày 9/10, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Giáo hội nhận được báo cáo cho thấy, nhà sư Thích Thanh Toàn tự mua hơn 6.000 m2 đất xung quanh chùa Nga Hoàng của người dân.

Tuy nhiên, đất này chưa được chuyển nhượng theo Luật Đất đai nên UBND huyện Tam Đảo đã ra thông báo đề nghị giao lại toàn bộ diện tích đất nói trên cho UBND xã Hợp Châu quản lý.

Tai san 300 ty cua su Thich Thanh Toan se thuoc ve ai khi su xa gioi?
Chùa Nga Hoàng nhìn từ trên cao. Ảnh: Zing. 

Nói về thỉnh nguyện sở hữu tài sản của sư Thích Thanh Toàn, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, dù có đúng theo Luật Đất đai nhưng theo Luật Phật chế, một vị tỳ kheo khi vào chùa thì tất cả những gì họ đang sử dụng đều thuộc về Tăng (Tăng đoàn). Đến khi vị tỳ kheo mất đi, ngay cả tài sản trên mình gồm 3 tấm áo cà sa cũng phải chuyển lại cho Tăng, không có sự thừa kế ở đây mà do Tăng đoàn quyết định.

Nói thêm về chuyện này, trên Tri thức trực tuyến Thượng Tọa Thích Đức Thiện cho biết: "Giáo hội sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc buộc sư Toàn phải thực hiện đúng quy định. Hiện nay, về cơ bản nắm được thầy Toàn chỉ có hơn 6.000 m2 đất, Giáo hội đã trao đổi với Ban Tôn giáo tỉnh, báo cáo UBND tỉnh và địa phương ra quyết định thu hồi đất."

Trao đổi với Zing, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, có những Phật tử rất rõ ràng, đến chùa có phần công đức cho chùa, phần khác công đức cho thầy. Tiền công đức cho chùa phục vụ cho các hoạt động chung của chùa, chuyện từ thiện, an sinh xã hội. Tiền công đức cho thầy, thầy sử dụng cho mục đích riêng, nhưng tất cả mục đích gì cũng phải phục vụ cho Đạo theo Hiến chương của Giáo hội.

Tai san 300 ty cua su Thich Thanh Toan se thuoc ve ai khi su xa gioi?-Hinh-2

Căn cứ theo luật Phật, Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương thì sư Toàn không được quyền nhận tài sản, chỉ Giáo hội mới có quyền định đoạt tài sản.

Nội quy Ban Tăng sự Trung ương cũng nêu rõ, các thầy sử dụng tài sản dù là mục đích cho cá nhân như sinh hoạt, đi lại thì phương tiện ấy đều để phục vụ cho hoằng pháp.

Chính vì vậy tài sản công đức đó không phải của thầy. Thầy là đại diện của Tăng, Tăng giao cho thầy trụ trì ngôi chùa này thì thầy được sử dụng chứ không thể xác lập tài sản đó là của thầy. Các Phật tử cũng nên hiểu cho đúng, dù cúng gì thì cúng cũng là cho Tăng. GHPGVN sẽ định đoạt, kể cả việc sư Toàn phải ra đi mà không có tài sản gì.

Luật sư nói gì?
Phân tích về vấn đề này, luật sư Cồ Lê Huy (Đoàn Luật sư TP.HCM) thông tin trên Tri thức trực tuyến rằng luật pháp Việt Nam không quy định nhà tu hành không được có tài sản riêng. Vì họ cũng là công dân nên đều bình đẳng trước pháp luật.

"Về mặt quyền nhân thân, tu sĩ cũng là công dân, họ có quyền nhận đất để canh tác. Tuy nhiên, cơ quan quản lý Nhà nước phải xem chính xác họ có khả năng làm hay không để giao?", luật sư Huy nói thêm.

Bên cạnh đó, luật sư Trương Anh Tú (Văn phòng Luật sư Hà Nội) cho rằng, sư Toàn có nghĩa vụ phải chứng minh nguồn gốc tài sản của mình. Theo luật sư Tú, nếu sư Toàn không hề có tài sản thừa kế, không kinh doanh gì trong thời gian tu tập mà có sinh lời, tài sản mua bằng tiền cúng dường, tiền công đức của Phật tử, thì phải chuyển lại cho chùa.

Bình luận về chuyện giải quyết khối tài sản của ông Lê Hữu Long khi còn làm trụ trì chùa Nga Hoàng, trên báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông cho hay, câu chuyện này cho thấy pháp luật của chúng ta đang có lỗ hổng.

Theo ông Đồng, pháp luật Việt Nam hiện không thừa nhận nhà chùa có tư cách pháp nhân có quyền sở hữu tài sản nên trong các giao dịch mua bán tài sản thì buộc phải có cá nhân là vị sư trụ trì đứng tên sở hữu.

Trong khi đó, người đi tu thì phải phục vụ cho chùa và cộng đồng, và ông sư trụ trì, giống như một giám đốc trong một công ty, chỉ là đại diện cho chủ sở hữu tập thể chứ không phải là chủ sở hữu.

Hoàng Phúc (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN