Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình; Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình; Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM Phan Nguyễn Như Khuê; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Phạm Đức Hải chủ trì cuộc họp báo.
Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình đã công bố Chỉ thị của UBND TP HCM "Tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố".
3 mục tiêu trong chỉ thị mới
Ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP HCM, thông tin về chỉ thị mới nhất về tiếp tục điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch và từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội tại thành phố.
Chỉ thị mới của TP HCM đặt ra 3 mục tiêu. Thứ nhất là tăng cường kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên toàn thành phố; kéo giảm số ca nhập viện và số ca tử vong đến mức thấp nhất; ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; củng cố, phục hồi hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở.
Thứ hai, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội an toàn, hiệu quả; quan tâm mở các hoạt động của khu vực sản xuất, dịch vụ; đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân thành phố.
Thứ ba, đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới.
Triển khai tiêm vaccine cho trẻ em khi có hướng dẫn
Ông Lê Hòa Bình cho biết giai đoạn tới, TP HCM tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine, ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu, người nguy cơ cao (có bệnh nền, trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai), lực lượng sản xuất và cho trẻ em (khi có hướng dẫn và vaccine phù hợp).
Về xét nghiệm, khu vực nguy cơ 3 (cam) và 4 (đỏ) tiếp tục thực hiện nghiêm chiến lược xét nghiệm của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế để bóc tách nguồn lây nhiễm mạnh.
Bên cạnh đó, TP HCM xét nghiệm tầm soát tất cả người có triệu chứng nghi ngờ, giám sát có trọng điểm tại khu vực nguy cơ cao. TP khuyến khích doanh nghiệp tự xét nghiệm nhanh định kỳ.
Về chăm sóc F0 tại cộng đồng, TP.HCM yêu cầu ban hành quy trình quản lý và xử lý khi phát hiện F0 trong cộng đồng trong khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu vực khác phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới, vừa đảm bảo an toàn, vừa không làm gián đoạn các hoạt động.
Các quận, huyện, TP Thủ Đức phải có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động và tổ chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng, đảm bảo 100% các trạm y tế có oxy y tế và kịp thời cấp cứu cho người mắc Covid-19 đang cách ly tại nhà, đồng thời phát huy tổ phản ứng nhanh Covid tại địa phương trên tất cả địa bàn phường, xã, thị trấn. Các địa phương cũng phải có phương án thiết lập trạm y tế lưu động tại khu, cụm công nghiệp (kết hợp với bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh)
Không còn sử dụng giấy đi đường
Ông Lê Hòa Bình nhấn mạnh: TP HCM không cấp giấy đi đường, gỡ chốt chặn nhưng vẫn tuần tra, kiểm tra, công an hoàn toàn có thể kiểm tra hạn chế việc tham gia lưu thông. Công an tùy theo từng địa bàn kiểm tra, nhắc nhở và kiểm tra lưu thông khi cần thiết. Vì vậy, nếu chưa đủ điều kiện về vắc xin ngừa Covid -19 thì chưa được tham gia lưu thông và sẽ bị nhắc nhở".
TPHCM cũng tăng cường kiểm soát lưu thông tại các chốt cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh. Các chốt kiểm soát tiếp tục kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông bằng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực.
Trường hợp người dân mắc bệnh, có những triệu chứng ho, sốt, khó thở,… người dân cần cấp cứu, liên hệ ngay với Tổ phản ứng nhanh Covid-19 tại địa phương hoặc Tổng đài cấp cứu 115. Trường hợp cần được hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm, liên hệ ngay các Tổ An sinh xã hội của địa phương, Tổng đài 1022 hoặc đăng ký trên ứng dụng An sinh của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM.
|
Từ ngày mai 1/10, TP HCM không sử dụng giấy đi đường |
Phương tiện cá nhân chỉ được phép lưu thông trong TP HCM
Đối với hoạt động giao thông vận tải, kiểm soát lưu thông, phương tiện giao thông cá nhân chỉ được phép lưu thông trong phạm vi thành phố.
Còn hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố, phù hợp với cấp độ dịch bệnh của từng khu vực, địa phương, theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải.
Hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không) theo lộ trình phù hợp với kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải và quy định của Bộ Y tế.
Việc lưu thông liên tỉnh của các đối tượng ưu tiên (công vụ, công nhân, chuyên gia, người đi khám chữa bệnh); tổ chức vận chuyển người lao động về thành phố và các trường hợp cấp thiết theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải.
Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô có sử dụng công nghệ kết nối với hành khách (shipper) thực hiện theo hướng dẫn của Sở Công Thương.
Đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hóa giữa TP HCM với các địa phương được thuận lợi, đáp ứng phục vụ đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu.
Tăng cường kiểm soát lưu thông tại các chốt cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh. Tại các chốt kiểm soát này tiếp tục kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông bằng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực.
Đồng thời tổ chức các chốt kiểm soát lưu động trong nội thành theo tình hình thực tế, không để xảy ra tình trạng tập trung đông người và tránh ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát.
Bỏ hết chốt chặn sau 30/9
Đại tá Nguyễn Sĩ Quang, Phó Giám đốc Công an TP HCM cho biết về việc kiểm soát lưu thông trên đường thời gian tới sẽ không cần giấy đi đường. Công an TP sẽ giải tỏa các chốt nội đô. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục duy trì 51 chốt gồm 12 chốt chính giáp ranh với các tỉnh và 39 chốt phụ tại các địa phương giáp ranh với các tỉnh để kiểm soát ra vào của thành phố.
Theo đại tá Nguyễn Sỹ Quang, để đảm bảo an toàn cho người dân, Công an TP HCM sẽ tăng cường kiểm soát đột xuất trên đường một cách ngẫu nhiên 24/24. Do đó, trước khi người dân ra đường phải khai báo y tế trên app VNEID và app Y tế TP HCM.
Ông cho biết thêm đối với người dân không thể sử dụng các app trên khi ra đường thì chỉ cần xuất trình giấy xác nhận tiêm chủng, ít nhất 1 mũi. Bên cạnh đó, nếu F0 khỏi bệnh cũng phải xuất trình giấy tờ đã khỏi bệnh. Ngoài ra, Công an TP HCM có thể thành lập một chốt lưu động, không cố định để kiểm tra