Ông Trương Quý Dương xin “bỏ tiền túi” hỗ trợ các nạn nhân

Ông Trương Quý Dương nói rằng, sau sự cố bị cáo với tư cách là giám đốc đã chỉ đạo BV hỗ trợ các nạn nhân 20 triệu đồng, nếu bệnh viện chỉ có 10 triệu hỗ trợ, thì 10 triệu còn lại ông Dương sẽ bỏ tiền của mình.
Ông Trương Quý Dương xin khắc phục
Tại phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án chạy thận khiến 9 người tử vong tại Hoà Bình ngày 25/1, Luật sư Nguyễn Danh Huế - đại diện cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã bày tỏ tình cảm chia buồn với những nạn nhân tử vong trong cố chạy thận 25/5/2017.
Luật sư đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, bệnh viện và Thiên Sơn có ký hợp đồng về hệ thống RO số 2 với số tiền gần 100 triệu đồng. Sau khi trúng thầu, Công ty Thiên Sơn đã không trực tiếp thực hiện mà chuyển nhượng thầu, việc chuyển nhượng này không được Thiên Sơn báo cáo cho bệnh viện, mà là ý kiến chủ quan của công ty.
Bản thân ông Trương Quý Dương cũng không hề biết về việc chuyển nhượng này và trong kết luận điều tra đã nêu rõ. Luật sư Nguyễn Danh Huế tiếp tục dẫn lại các điều luật và cho rằng trên thực tế Thiên Sơn đã bị Bệnh viện xử lý về hành vi chuyển nhượng thầu trái pháp luật cho đơn vị không đủ năng lực.
Ong Truong Quy Duong xin “bo tien tui” ho tro cac nan nhan
 Ông Trương Quý Dương.
Hành vi chuyển nhượng thầu trái pháp luật của Thiên Sơn chính là nguyên nhân dẫn đến sự cố y khoa ngày 29/5/2017. Luật sư đại diện cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đề nghị HĐXX buộc Thiên Sơn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do sự cố y khoa năm 2017.
Luật sư Nguyễn Danh Huế tiếp tục khẳng định, việc Thiên Sơn chuyển nhượng thầu cho Bùi Mạnh Quốc phía bệnh viện không nắm được. "Thiên Sơn đã lựa chọn bị cáo Bùi Mạnh Quốc vì tin tưởng. Chúng tôi không phủ nhận Quốc là người có kinh nghiệm nhưng Quốc không được đào tạo...", luật sư Huế đề cập.
Luật sư đại diện cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình kiến nghị HĐXX đề nghị buộc Công ty Thiên Sơn phải bồi thường cho các gia đình bị hại. Đồng thời, công ty Thiên Sơn phải bồi thường cho bệnh viện số tiền hơn 2 tỷ đồng do thiệt hại từ sự cố.
Về quan điểm hình sự, luật sư Nguyễn Danh Huế với tư cách của bệnh viện cho rằng, bác sĩ Hoàng Công Lương không có tội. Khi luật sư nói đến đây thì HĐXX nhắc nhở đề nghị thực hiện đúng quyền liên quan đến bệnh viện.
Viện kiểm sát sau đó tranh luận lại cho rằng, hợp đồng số 5 giữa Thiên Sơn và Trâm Anh được ký sau sự cố, Viện Kiểm sát xác định bị cáo Quốc thực hiện theo tư cách của Thiên Sơn nên không đồng ý với ý kiến việc chuyển nhượng thầu trái pháp luật mà vị luật sư của bệnh viện đề cập. Do đó, Viện kiểm sát cho rằng 2 pháp nhân phải bồi thường trong vụ án là Thiên Sơn và Bệnh viện. Còn việc đề nghị Thiên Sơn bồi thường 2 tỷ đồng cho bệnh viện VKS cho rằng phải làm rõ ở một vụ án khác.
Luật sư Đinh Hương khẳng định giữa Trâm Anh và Thiên Sơn có hợp đồng. Tuy nhiên, tán đồng về ý kiến bồi thường của Viện Kiểm sát. Cũng bằng lập luận, luật sư Hương bác bỏ quan điểm của đại diện Bệnh viện.
Được nêu ý kiến, bị cáo Trương Quý Dương cho rằng, sau sự cố bị cáo với tư cách là giám đốc đã chỉ đạo Bệnh viện hỗ trợ các nạn nhân, do đó có khoản hỗ trợ 20 triệu đồng đối với các nạn nhân. Nếu bệnh viện không đồng ý toàn bộ 20 triệu đồng là hỗ trợ mà chỉ có 10 triệu hỗ trợ, thì 10 triệu còn lại ông Dương sẽ bỏ tiền túi chi ra.
9 gia đình nạn nhân xin giảm nhẹ tội cho các bị cáo
Tại phiên tòa, Luật sư Nguyễn Hoàng Trung đại diện của 9 gia đình người bị hại trình bày quan điểm, bên phải bồi thường có trách nhiệm là bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, sự cố xảy ra tại bệnh viện, tất cả sự việc liên quan tới bồi thường, các gia đình nạn nhân chỉ biết là bệnh viện.
Theo luật sư Trung, bởi vì người nhà nạn nhân khám và chưa trị và trả tiền cho bệnh viện chứ không biết Công ty Thiên Sơn có liên quan gì tới bệnh viện, thì chỉ biết bệnh viện. Trách nhiệm bồi thường là bệnh viện Hòa Bình. Ngay từ khi sự việc xảy ra, bệnh viện cũng đã ý thực được trách nhiệm của mình và đã chủ động tiếp tục khám và chữa bệnh cho các nạn nhân.
Về mức bồi thường, 9 gia đình yêu cầu bồi thường với các mức khác nhau. Tại các phiên tòa lần trước, phía bị hại đã trình bày mức bồi thường và bên bệnh viện lại không ý kiến trả lời tới mức bồi thường này.
Theo luật sư Trung, về việc yêu cầu bồi thường, đền bù tổn thất về tinh thần 100 tháng lương cơ bản là khoản tiền đền bù cho dành cho những người còn sống để xoa dịu nỗi đau mất mát. Về bồi thường mai táng phí khi mà làm tang lễ của 9 gia đình nạn nhân bị hại, mức bồi thường theo quy định của pháp luật. Thêm nữa, riêng gia đình nhà ông Phạm Ngọc Chung (nạn nhân thứ 9) có phát sinh hai khoản đền bù về chăm sóc cho bệnh nhân.
Đồng thời, các gia đình nạn nhân cũng yêu cầu đền bù cần phải tính đến lãi. Do thời điểm, 29/5 đã phát sinh nghĩa vụ bắt buộc phải tính lãi theo quy định của pháp luật. Luật sư đại diện cho gia đình các nạn nhân đề nghị HĐXX xem xét tính hợp lệ về hợp đồng 315 xảy ra vào 29/5/2017.
Về các bị cáo, 9 gia đình nạn nhận xin HĐXX xin giảm nhẹ tội cho các bị cáo. Đối với bị cáo Hoàng Công Lương, 9 gia đình nạn nhân có quan điểm như sau: Bác sĩ Hoàng Công Lương không có tội nên không xin giảm án. Đối với các bị cáo Sơn, Quốc, Tuấn, Dương xin giảm án theo các tình tiết giảm nhẹ, còn các bị cáo khác thì theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tại tòa, Luật sư Nguyễn Danh Huế - người bảo vệ quyền lợi cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình bác bỏ quan điểm khi luật sư Nguyễn Hoàng Trung người đại diện quyền lợi cho các bị hại cho rằng, các bị hại chỉ yêu cầu một mình bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình yêu cầu bồi thường cho các nạn nhân. Người đại diện ủy quyền cho một nạn nhân đứng lên trình bày yêu cầu HĐXX đề nghị các bên liên quan sau này bồi thường sẽ phải tính lãi xuất cho các nạn nhân vì vụ án này đã kéo dài.
Hải Ninh

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN