Những tác dụng phụ trẻ em gặp phải khi tiêm vaccine COVID-19
Vào sáng 27/10, huyện Củ Chi là địa phương đầu tiên của TP HCM được chọn thí điểm tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi.
Tâm Anh (TH)
-
Theo đó, trường tiểu học thị trấn Củ Chi là nơi đầu tiên tổ chức tiêm vắc xin Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Mỹ sản xuất với số lượng khoảng 1.500 học sinh.
-
Khi tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em, nhiều bậc phụ huynh lo lắng liệu con có thể gặp các tác dụng phụ. Liên quan đến vấn đề này, Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ dưới 18 tuổi đã đưa ra các thông tin chi tiết về các tác dụng phụ.
-
Cụ thể, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay sau khi tiêm vắc xin COVID-19, trẻ em có thể gặp các tác dụng phụ tương tự người lớn. Các tác dụng phụ này được đánh giá là thường gặp, không nguy hiểm và cho thấy vắc xin đang kích hoạt hệ thống miễn dịch.
-
Trong đó, trẻ em có thể gặp một số triệu chứng sau khi tiêm vắc xin COVID-19 như: đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm, sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn...
-
Các triệu chứng này không được gọi là biến chứng vì thường tự khỏi trong 1 đến 3 ngày. Tuy nhiên, nhiều trẻ em không gặp bất cứ tác dụng phụ nào sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Điều này không có nghĩa vắc xin không tác dụng.
-
Theo Mayo Clinic, trẻ em tiêm vắc xin COVID-19 có thể gặp tác dụng phụ hiếm gặp là viêm cơ tim. Triệu chứng của viêm cơ tim sau tiêm là tức ngực, khó thở, cảm giác tim đập nhanh...
-
Việc có gặp các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19 hay không phụ thuộc cơ địa của mỗi người. Sau khi tiêm vắc xin, trẻ em sẽ được theo dõi trong vòng 15 - 30 phút để kịp thời phát hiện các phản ứng bất thường như dị ứng, sốc phản vệ (nếu có).
-
Để giảm nguy cơ phản vệ, phụ huynh cần thông báo cho nhân viên y tế về tiền sử dị ứng, phản vệ với thuốc hoặc vắc xin của con.
-
Sau khi tiêm vắc xin và trở về nhà, cha mẹ có thể dùng khăn mát hạ nhiệt nếu trẻ bị đau sốt. Hoặc phụ huynh cho trẻ sử dụng paracetamol theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
-
Bố mẹ nên cho trẻ uống nước đầy đủ. Không nên uống thuốc hạ sốt giảm đau trước khi tiêm vắc xin hoặc khi chưa bị đau sốt. Trong trường hợp trẻ gặp tác dụng phụ hiếm gặp thì phụ huynh cần liên hệ bác sĩ và các bệnh viện gần nhất.
-
Mời độc giả xem video: Dự kiến sản xuất 100 triệu liều vắc xin Nano Covax mỗi năm. Nguồn: THDT.
Tâm Anh (TH)