-
Vào 18h ngày 29/10, báo cáo của Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống Thiên tai cho biết bão số 9 khiến 62 người chết và mất tích. Quảng Nam là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn bão này khi có tới 18 người tử vong. Trong ảnh là hiện trường vụ sạt lở núi ở Quảng Nam. Nguồn: baogiaothong.
-
Do ảnh hưởng của cơn bão, một số vụ sạt lở xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng ở hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam gồm: Nam Trà My và Phước Sơn. Đáng nói, có 55 người mất tích ở hai huyện Nam Trà My và Phước Sơn. Ngay sau khi bão suy yếu, lực lượng chức năng vào hiện trường vụ sạt lở để tham gia tìm kiếm, cứu nạn. Tuy nhiên, do sạt lở nghiêm trọng nên lực lượng cứu nạn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, giải cứu người gặp nạn. Trong ảnh là lực lượng chức năng đào bới tìm kiếm các nạn nhân ở Phước Sơn. Nguồn: Người Lao động.
-
Vào lúc 14h50 chiều 29/10, lực lượng chức năng đã tìm được hàng chục người trong số khoảng 40 người bị mất tích trong vụ sạt lở núi xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều người bị thương rất nặng nên nhanh chóng được đưa đi cấp cứu. Trong ảnh là hiện trường vụ sạt lở núi ở Quảng Nam. Nguồn: Người lao động.
-
Đây không phải là lần đầu tiên người dân Quảng Nam đối diện với mất mát, đau thương lớn do sạt lở núi gây ra. Thậm chí, Trà My được xem là điểm dễ sạt lở do nằm trong khu vực thường xuyên bị động đất kèm theo mưa lớn. Trong ảnh là hiện trường vụ sạt lở núi ở Quảng Nam.
-
Gần đây nhất, ngày 8/10, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên nhiều tuyến giao thông huyết mạch ở các huyện vùng cao Nam Trà My, Tây Giang bị sạt lở. Trong ảnh là sạt lở trên tuyến đường tại qua xã Trà Cang (huyện Nam Trà My). Nguồn: Nhân dân.
-
Trong số này, tuyến quốc lộ 40B, đoạn từ địa phận xã Trà Mai đi xã Trà Don có nhiều điểm sạt lở đất đá, cây cối xuống đường gây ách tắc giao thông cục bộ. Huyện biên giới Tây Giang, đường Hồ Chí Minh và đường ĐT 606 cũng bị sạt lở hàng chục vị trí gây khó khăn cho việc đi lại của người dân cũng như lực lượng cứu hộ. Tuyến đường từ xã Tr’hy đi xã Axan có 2 điểm sạt lở gây ách tắc giao thông hoàn toàn. Trong ảnh là một số tuyến đường ở huyện Nam Trà My bị sạt lở. Nguồn: baotainguyenmoitruong.
-
Trong bối cảnh này, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, tình hình mưa trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như kiểm tra, rà soát các khu dân cư, các biện pháp cảnh báo hoặc thực hiện sơ tán, di dời người dân ở những địa điểm có nguy cơ bị sạt lở đến nơi an toàn. Trong ảnh là lực lượng chức năng tổ chức di dời người dân đến nơi an toàn. Nguồn: baotainguyenmoitruong.
-
Tháng 11/2019, người dân ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có nhiều tuyến đường vùng cao bị sạt lở do ảnh hưởng của cơn bão số 5. Ngay sau khi bão suy yếu, huyện Tây Giang triển khai các phương án khắc phục, huy động mọi phương tiện và lực lượng để đảm bảo lưu thông đi lại cho cán bộ, nhân dân các xã vùng cao khi xảy ra sạt lở, tắc đường. Ảnh trong bài: công nhân hoàn thiện phần lề đường từ trung tâm xã A Xan nối xã Ch’Ơm đến cặp cửa khẩu phụ Tây Giang - Kà Lừm để tránh sạt lở. Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải.
-
Huyện Tây Giang chọn địa điểm an toàn để san ủi mặt bằng bố trí, sắp xếp ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân sống ở vùng sạt lở hay bị uy hiếp bởi thiên tai tới 95 điểm tái định cư mới ở 63 thôn. Nguồn: SGGP.
-
Vào đầu tháng 1/2019, mưa lớn kéo dài kèm theo sóng to gió mạnh khiến nhiều đoạn bờ biển Cửa Đại (Quảng Nam) bị sạt lở nghiêm trọng. Khu vực bị sạt lở chủ yếu là 200m đoạn trước khách sạn Hội An Beach (đường Cửa Đại) đến giáp dự án khách sạn Marriott Hội An. Nhiều bao vải địa chứa cát kè sóng trước đây bị sóng biển xé toạc cũng như các bức tường kè chắn, bậc cấp dẫn từ nhà hàng xuống bãi biển bị đổ sập gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong ảnh là hiện trường sạt lở tại bãi biển Cửa Đại, Hội An. Nguồn: SGGP.
-
Mời độc giả xem video: 22 Chiến sĩ tại sư đoàn 337 mất tích do sạt lở tại Quảng Trị. Nguồn: VTV NEWS.