Người giúp sức hai tử tù bỏ trốn khỏi trại giam T16 bị xử lý ra sao?

Theo Luật sư Thơm, người cung cấp phương tiện cho 2 tử tù bỏ trốn có thể bị phạt về hành vi “cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức”.
Những người giúp sức hai tử tù bỏ trốn bị xử lý ra sao?
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý đối với những người "giúp sức" cho hai tử tù bỏ trốn khỏi trại giam T16 – Bộ Công an là Lê Văn Thọ (tức Thọ “sứt, 37 tuổi, trú tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) và Nguyễn Văn Tình (28 tuổi, trú tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Hà Nội), ngày 17/9 PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).
Theo phân tích của Luật sư Thơm, hành vi bỏ trốn của đối tượng Nguyễn Văn Tình và Lê Văn Thọ đã cấu thành tội trốn khỏi nơi giam giữ. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Khoản 1 Điều 311 BLHS là có căn cứ. 
Trong vụ án này, xét hành vi của hai đối tượng đã phạm tội thuộc trường hợp đồng phạm giản đơn, nên không thỏa mãn dấu hiệu phạm tội có tổ chức.
Mặt khác, quá trình bỏ trốn khỏi buồng giam không có hành vi dùng vũ lực đối với người canh gác. Do vậy, hành vi phạm tội của các đối tượng không thuộc trường hợp phạm tội theo Khoản 2 Điều 311 BLHS.
Nguoi giup suc hai tu tu bo tron khoi trai giam T16 bi xu ly ra sao?
 Tử tù Nguyễn Văn Tình bị bắt tại Hòa Bình.
Đối với hành vi của những người liên quan, dù có biết rõ 2 tử tù bỏ trốn mà đã cung cấp tiền bạc, cho mượn xe máy hoặc ở cùng đối tượng trong hành trình bỏ chạy trốn thì cũng chưa thỏa mãn dấu hiệu tội phạm về tội che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm theo qui định tại Điều 313 và 314 BLHS.
Luật sư Thơm cho hay, nếu xác định người cung cấp phương tiện cho 2 đối tượng biết rõ sau khi bỏ trốn tại Trại giam mà không thỏa mãn dấu hiệu tội phạm về Tội che dấu tội phạm và Tội không tố giác tội phạm theo Điều 313 và 314 BLHS thì cũng cần thiết phải xử lý bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 167/2013 với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng về hành vi “cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức”.
Tạm đình chỉ hàng loạt cán bộ, giám thị trại tạm giam T16
Ngày 17/9, Bộ Công an đã đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 13 người gồm giám thị, phó giám thị và cán bộ của trại tạm giam T16.
Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an cho biết, giám thị trại tạm giam T16 bị tạm đình chỉ công tác là Thượng tá Đinh Trọng Hải, việc tạm đình chỉ để yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm. Bộ Công an đã bổ nhiệm một Trưởng phòng thuộc Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an làm giám thị mới của trại Tạm giam T16, thay cho ông Hải.
Nguoi giup suc hai tu tu bo tron khoi trai giam T16 bi xu ly ra sao?-Hinh-2
 Tử tù Lê Văn Thọ bị bắt tại Hải Dương.
Cũng theo lãnh đạo Tổng Cục Cảnh sát, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn” theo quy định tại Điều 301 Bộ luật hình sự năm 1999, xảy ra tại Trại tạm giam T16, Bộ Công an.
Một số cán bộ quản giáo, chiến sỹ thuộc Trại Tạm giam T16, Bộ Công an đã thiếu trách nhiệm trong quá trình quản lý, giám sát, canh gác phạm nhân để cho 2 tử tù Lê Văn Thọ và Nguyễn Văn Tình bỏ trốn.
Như Kiến Thức đã đưa tin, vào khoảng 15h22 ngày 16/9, cơ quan công an tỉnh Hải Dương kết hợp với Bộ công an đã bắt được tử tù Lê Văn Thọ khi đối tượng này đang đi taxi Thành Đông đến địa bàn khu vực Phố Hóp (xã Nam Hồng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).
Thời điểm đó, Thọ 'sứt' đang ngồi trên chiếc taxi đi theo hướng TP Hải Dương về thị trấn Nam Sách rồi định đi thẳng về phường Phả Lại, TX Chí Linh (Hải Dương) thì bị bắt giữ. 
Lúc 17h ngày 16/9, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an xác định đối tượng Nguyễn Văn Tình có mặt tại xã Tân Sơn (huyện Mai Châu). Đến 1h30 phút rạng sáng ngày 17/9, sau gần 150 giờ đầy khó khăn và gian khổ, các cán bộ chiến sĩ đã bắt giữ được đối tượng trốn tại lán Nương, thuộc khu rừng già (xã Tân Sơn).
Bảo Ngân

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN