Vậy, người bị ung thư vòm họng nên ăn gì?
Nhóm thực phẩm giàu protein: Protein giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh nên bổ sung: Thịt nạc (gà, cá, bò), trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa ít béo, đậu nành, đậu phụ và các loại đậu khác.
 |
Ảnh minh hoạ - Nguồn: Internet |
Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại tế bào ung thư. Một số thực phẩm có lợi gồm: Cà rốt, bí đỏ, cà chua (giàu vitamin A, C, E), bông cải xanh, cải bó xôi, rau chân vịt (giàu chất chống oxy hóa), các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, nho (chứa nhiều flavonoid hỗ trợ chống ung thư)
Ngũ cốc nguyên cám: Ngũ cốc nguyên cám cung cấp năng lượng, chất xơ và dinh dưỡng thiết yếu: Gạo lứt, yến mạch, lúa mì nguyên cám, ngô.
Thực phẩm giàu omega-3:Omega-3 có tác dụng chống viêm, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó...
Uống đủ nước và bổ sung thực phẩm dễ nuốt: Người bị ung thư vòm họng có thể gặp khó khăn khi nhai nuốt. Vì vậy, nên chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như: Cháo, súp, canh hầm, nước ép trái cây tươi, sinh tố rau củ...
Thực phẩm nên hạn chế
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm có lợi, bệnh nhân cần tránh: Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, rượu, bia, nước ngọt có ga, thịt đỏ và thực phẩm chứa nhiều muối, nitrat.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bệnh nhân ung thư vòm họng cải thiện sức khỏe và tăng khả năng đáp ứng điều trị. Hãy lựa chọn thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị một cách hiệu quả nhất.