Đánh thức trời đất bằng 333 âm thanh
Ông Hoàng Thế Xương, người duy nhất trong làng còn nắm rõ về nghi lễ “đánh thức đất trời”, cầu linh khí, đón thiên thời ngay từ thời khắc đầu tiên của năm mới của làng Đa Sỹ kể: Dân gian quan niệm rằng, năm mới bắt đầu từ mùa xuân, ngày bắt đầu bằng giờ Dần nên nghi lễ được diễn ra đúng vào thời khắc đầu tiên của ngày xuân mới tại đình làng.
|
Ông Hoàng Thế Xương - người nắm rõ về nghi lễ đánh thức trời đất và hấp thụ linh khí đất trời. |
Mọi lễ vật như hoặc hoa quả, bánh kẹo, trầu, xôi, gà, rượu đã được dân làng chuẩn bị từ hôm trước. Tại sân đình, người ta xếp đặt các đồ nghi lễ như long đình, chiêng, trống, cờ ngũ phương, các đồ nghi trượng vũ khí (đao, thương, kiếm, kích...)
Thành phần bắt buộc có mặt để hành lễ gồm: ông Cai Đám (chủ tế), ông Khởi Chỉ (người ra mệnh lệnh), người đánh chiêng trống và khoảng hơn 100 người già làng có mặt đầy đủ.
Đúng 3 giờ sáng ngày 1 Tết Nguyên Đán, 3 hồi chiêng giống vang lên. Khi ông Khởi Chỉ ra mệnh lệnh đầu tiên thì hai người già làng đã được chọn trước, bắt đầu thực hiện mệnh lệnh bằng những tiếng chiêng, tiếng trống cái (trống sấm). Âm thanh như làm rung chuyển như hành động mở cửa cổng đất trời.
Sau khi âm thanh vang lên, ông Cai làm lễ kính báo thánh thần, ông Khởi đứng thẳng, tay trái cầm trống đã buộc dải lụa đỏ, tay phải cầm dùi trống đều ôm trước ngực. Bên cạnh đó là hai ông đánh chiêng trống đã đặt sẵn dưới sân đình, cách thềm độ mười bước. Tất cả mọi người đứng nghiêm trước vị trí của mình.
|
Cổng làng Đa Sỹ. |
Ông Khởi cầm dùi múa một vòng theo nghi thức rồi đánh vào giữa mặt trống. Tiếng trống vang lên, các lùm cây cạnh sân đình có nhiều tiếng xào xạc phát ra. Tiếng trống đã ném vào tinh không, giống như hòn sỏi ném vào mặt nước tạo thành giao động sóng.
Tiếng trống chỉ vừa dứt trong khoảng thời gian từ lúc đánh đến khi ông Khởi trở lại tư thế ban đầu. Sau đó, ông vung dùi theo nghi thức rồi đấm một cái vào núm chiêng. Tiếng chiêng nổi lên, trầm hùng như sóng cuồn cuộn khắp sân đình, lan mãi ra ngoài xa. Trên các vòm cây cao tối đen, nhiều tiếng xào xạc mạnh hơn nhưng còn có vẻ do dự, nghe ngóng, đợi chờ.
Người đánh trống sấm trong tư thế oai nghiêm, ôm dùi trước ngực bước chân phải lên một bước, tay phải cầm dùi múa một vòng theo nghi thức rồi đánh vào giữa mặt trống. Tiếng trống làm rung chuyển cả đất trời. Chim muông đã bay ra khỏi các lùm cây cao, côn trùng im bặt, không còn tiếng kêu rền rĩ.
Những âm vang của tiếng trống sấm càng ngày càng thúc đẩy mạnh hơn hòa với tiếng chiêng tạo thành làn sóng âm thanh hỗn hợp. Âm thanh vang khắp xóm làng.
Một hồi trống xen lẫn với chiêng lại vang lên. Đánh đủ 36 tiếng thì được một hồi. Người ta lặp lại thêm hai hồi nữa mới đủ nghi lễ. Tổng cộng, nghi lễ gồm 333 tiếng triếng chiêng, trống.
Nghi thức hấp thụ linh khí đất trời
Sau khi nghi lễ "đánh thức trời đất chấm dứt" cũng là lúc chuyển sang nửa sau giờ Dần. Màn đên tĩnh mịch đã dần xua tan. Nghi lễ hấp thụ linh khí đất trời cũng bắt đầu.
Một nghi lễ tôn nghiêm, trang trọng và thiêng liêng nhất đối với dân làng. “Trong suốt quá trình thực hiện nghi thức, người đi lễ chỉ được nghĩ đến những điều tốt đẹp, lành mạnh”, ông Xương nói.
Nghi lễ rước động thổ từ đình về miếu bắt đầu diễn ra. Đi đầu là những bó đuốc cực lớn, gọi là đuốc đình liệu, năm lá cờ ngũ phương, chiêng, trống, tù và, tiếp đến là long đình.
|
Một nghi lễ tại làng Đa Sỹ. |
Trên long đình có nơi dâng nhang hoa, do 8 chàng trai thanh tú thay nhau rước khiêng để thể hiện sự cung kính đức thánh thần. Đi sau long đình là ông Cai bước đi đầy thư thái và trang nghiêm, sau đó là các cụ già làng. Hai hàng những thanh niên lực lưỡng đầy uy dũng mang theo nghi trượng, vũ khí dàn hai bên rước đi khỏi cửa đình, tiến về hướng ngôi miếu ở đầu làng. Cả đoàn bước đi ung dung, không vội vã.
Về tới miếu, long đình và những thanh niên cầm vũ khí sẽ quay về một phương trời, mà theo dân làng đó là hướng mà năm đó sẽ được đại lợi, để nghênh đón thần thánh.
Trên hương án dâng nhang, đăng, hoa quả, trầu rượu và một lễ xôi gà. Ông Cai sẽ long trọng làm lễ thập bái. Sau nghi lễ dâng hương và tuần sơ hiến, ông Khởi cung kính dõng dạc đọc chúc văn đã được chuẩn bị trước. Chúc văn ca ngợi công đức của thánh thần. Sau đó chúc văn được thiêu hóa. Tất cả mọi người xếp hàng theo thứ bậc để vào lễ.
Nghi lễ rước động thổ vừa xong thì giờ Dần cũng kết thúc. Dân làng bắt đầu thực hiện nghi lễ Nguyên đán (nghi lễ lấy lộc). Lễ vật của dân làng dâng hiến cũng được tập trung lại. Cả làng tụ họp ăn uống để hưởng lộc đầu năm.
Ông Xương cho biết, nghi thức đón lộc năm mới đã trở nên hiện đại hơn. Số tiền được người dân quyên góp cho công đức đã được trích ra để lì xì cho dân làng mỗi người 50.000 – 100.000 đồng.
Đến ngày mùng 2 Tết, ông Cai đám và các cụ trong làng lại thay mặt nhân dân đến nhà thờ họ trong làng để lễ tổ. Nhờ những nghi thức tốt đẹp này mà làng Đa Sỹ đã giữ được những linh khí tốt lành của vũ trụ.
Làng Đa Sỹ đã đã sản sinh ra 11 vị tiến sĩ, 1 lưỡng quốc trạng nguyên được lưu danh trên văn bia Quốc Tử Giám. Lưỡng quốc trạng nguyên Hoàng Nghĩa Phú được người đời truyền tụng với Sớ 7 điều dâng vua. Hay như nhanh y Hoàng Đôn Hòa được tôn vinh là “Lương y dược đại vương “ dưới thời Lê, được hậu duệ đời đời ghi ơn với 208 phương thuốc trị bệnh cứu người, được coi là ông tổ ngành quân y Việt Nam và được tôn thờ là Thành Hoàng làng.
|
Miếu thờ danh y Hoàng Đôn Hòa. |
Nổi bật trong số đó là Tiễn sĩ Hoàng Trình Thanh – người làm quan qua 4 triều vua, là người có công lập nên “Vườn học” duy nhất ở nước ta dưới thời nhà Lê.
Theo các cụ cao niên, nhờ những nghi lễ tốt đẹp này mà làng Đa Sỹ đã hấp thụ được linh khí đất trời, sản sinh ra những bậc nhân tài kiệt xuất.