Mưa lũ gây thiệt hại “khủng” tới cỡ nào với các tỉnh từ Bắc chí Nam?

Mưa lũ đã gây thiệt hại khủng khiếp khi có đến 35 người thương vong, hàng trăm ngôi nhà bị sập, hư hỏng và đặc biệt là một số hồ đập bị vỡ do mực nước lên quá nhanh ở các tỉnh thành từ Bắc chí Nam.
Theo báo cáo mới nhất của các tỉnh về tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra tính tới 6h sáng nay (21/7) đã có 10 người chết (Yên Bái: 08 người, Thanh Hóa: 2 người); 11 người bị mất tích (Yên Bái: 09 người, Thanh Hóa: 2 người) và 14 người bị thương (Yên Bái: 09 người, Sơn La: 01 người, Thanh Hóa: 03 người, Nghệ An: 01 người).
Mưa lũ cũng làm 105 ngôi nhà bị sập (Yên Bái: 79 nhà; Hòa Bình: 01 nhà; Quảng Ninh: 02 nhà; Thanh Hóa: 07 nhà; Nghệ An: 15 nhà; Hà Tĩnh: 01 nhà); 3.328 nhà bị ngập (Sơn La: 99 nhà; Yên Bái: 2.866 nhà; Lào Cai: 56 nhà; Hòa Bình: 90 nhà; Quảng Ninh: 185 nhà, Thanh Hóa: 32 nhà) và 1.028 nhà phải di dời khẩn cấp (Sơn La: 15 nhà, Yên Bái: 608 nhà, Hòa Bình: 118 nhà, Quảng Ninh: 232 nhà, Thanh Hóa: 45 nhà).
Mua lu gay thiet hai “khung” toi co nao voi cac tinh tu Bac chi Nam?
 Mưa lũ đã gây thiệt hại khủng khiếp khi có đến 35 người chết, mất tích và bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị sập, hàng nghìn ngôi nhà bị ngập và phải di dời khẩn cấp. Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, 133 con gia súc và 16.760 con bị chết cuốn trôi. Diện tích thủy sản bị ảnh hưởng 3.969 ha (Sơn La: 3,5ha; Lào Cai: 7,4ha; Thanh Hóa: 1015 ha; Nghệ An: 2.943,3 ha).
Cùng với đó, khu vực các tỉnh đồng bằng sông Hồng có diện tích ngập úng là 39.000 ha (Nam Định: 27.000 ha, Thái Bình: 6.000 ha, Quảng Ninh: 6.000 ha) trong đó nguy cơ mất trắng là 3.000 ha tại tỉnh Nam Định; Khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ có diện tích ngập úng là 13.276 ha tại tỉnh Thanh Hóa trong đó có 4.526 ha có nguy cơ bị mất trắng. Hoa màu: 12.151 ha (Lào Cai: 38,8 ha; Hòa Bình: 848,65 ha; Quảng Ninh: 1,1 ha; Thanh Hóa: 2.617 ha; Nghệ An: 6.744 ha; Hà Tĩnh: 1.900 ha). 
Diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ bước đầu cũng gây ra hàng loạt sự cố vỡ hồ đập tại một số tỉnh miền Trung. 
Cụ thể, đập hồ chứa nước Lim, xã Đồng Thành (Nghệ An), có dung tích trữ 0,58 triệu m3, đập cao 5m, dài 190m. Công trình đang thi công sửa chữa (đã thi công hệ thống kênh mương, cống dưới đập, hạng mục đập đất, tràn xả lũ chưa thi công).
Trong đợt mưa, bão số 3, nước về hồ nhanh tràn qua đỉnh đập, đơn vị thi công đã tiến hành đào hạ cao trình tràn xả lũ để hạ nhanh mực nước hồ nhưng đập vẫn bị vỡ 5m. Khu vực hạ lưu đập chủ yếu là trồng lúa nên không ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân. Hiện nay, UBND huyện Yên Thành đang chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục sự cố.
Đập Lùng, xã Thịnh Thành, có dung tích trữ nhỏ (<100.000m3), khi có mưa, bão số 3 nước về hồ nhanh tràn qua đỉnh đập làm sạt lở 4m phía vai trái tràn. Đập có dung tích nhỏ nên không ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.
Tại tỉnh Quảng Trị: Công trình đầu mối Nam Thạch Hãn (bị sự cố xói hạ lưu tràn từ năm 2016) và đập hồ chứa nước Triệu Thượng 2 (bị sự cố sạt trượt mái hạ lưu đập năm 2017) cần theo dõi sát diễn biến an toàn, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó.
Báo cáo nhanh của Vụ Quản lý đê điều tình hình đê điều các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (từ Hà Tĩnh trở ra) tính đến 20h ngày 20/7/2018, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An xảy ra 18 sự cố đê điều. Cụ thể thiệt hại do mưa lũ gây ra cho hệ thống đê ở các tỉnh:
- Thái Bình: 07 sự cố (06 sự cố sạt lở mái đê phía đồng đê biển 5 và 01 sự cố sạt lở mái đê phía đồng đê Hồng Hà 2). Địa phương đã tiến hành xử lý giờ đầu các sự cố, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở.
- Nam Định: 05 sự cố (02 sự cố sạt lở đê biển Nghĩa Hưng và đê bối Đồng Tâm; 02 sự cố sạt lở kè Cồn Tròn và kè bờ bao Yên Bằng; 01 sự cố vết nứt cũ đê tả Đáy phát triển thêm). Địa phương đã tiến hành xử lý giờ đầu các sự cố, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố.
- Ninh Bình: 02 sự cố (Sự cố rò mang, đáy tràn Lạc Khoái, đê hữu Hoàng Long và sự cố bể xả trạm bơm Gia Viễn). Địa phương đã tiến hành xử lý giờ đầu các sự cố, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến các sự cố.
- Thanh Hóa: 01 sự cố cống 3 cửa, đê biển xã Hải An, huyện Tĩnh Gia. Địa phương đang tiến hành tập trung, xếp rọ đá mái kè bị sụt lún, dự kiến hoàn thành ngày 22/7/2018.
- Nghệ An: 03 sự cố sạt lở kè đê tả Lam. Địa phương đã tiến hành cắm cọc tiêu, thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến khu vực sạt lở.
Ngoài ra, báo cáo số 275/BC-PCTTMN ngày 20/7/2018 của Chi cục PCTT miền Nam cho biết, tại tỉnh An Giang: Từ ngày 11-19/7/2018 trên địa bàn tỉnh đã có mưa vừa, mưa vừa, có nơi mưa to kết hợp với đợt triều cường đã làm ảnh hưởng là 7.137,60 ha diện tích lúa, hoa màu (lúa, hoa màu bị ngập là: 6.650,50 ha, bị thiệt hại là:487,1ha).
Tại tỉnh Cà Mau, từ ngày 18-19/7 trên địa bàn huyện Đầm Dơi và Cái Nước đã xảy ra 05 vụ lốc xoáy gây thiệt hại 78 căn nhà (Sập: 12 căn, tốc mái: 66 căn). Ước tính tổng thiệt hại 592 triệu đồng.
Sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên và huy động lực lượng giúp các gia đình bị thiệt hại khắc phục hậu quả, đồng thời cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm bị sạt lở; tiến hành điều tra, đánh giá và hỗ trợ cho người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Hải Ninh

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN