Một bé trai bị thủng ruột do nuốt miếng nam châm

Đau bụng quằn quại suốt 3 ngày kèm theo nôn ói liên tục, bệnh nhi 6 tuổi phải nhập viện cấp cứu.  
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, bé trai 6 tuổi được chuyển từ tuyến dưới đến Bệnh viện với biểu hiện đau bụng 3 ngày, nôn nhiều, không đi đại tiện được kèm chướng bụng, sốt.
Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị tắc ruột do dị vật. Nhận thấy dị vật lớn, nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ quyết định hồi sức cấp cứu và phẫu thuật ngay trong đêm.
Mot be trai bi thung ruot do nuot mieng nam cham
 Hình ảnh kiểm tra cho thấy dị vật cản quang nằm trong đường tiêu hóa của bệnh nhi.
Ths BS Lê Thọ Đức, phẫu thuật viên chính của ca mổ, cho biết dị vật là chuỗi hạt kim loại nhỏ kèm đai ốc và một miếng nam châm hình chữ nhật dài 2cm. Miếng nam châm hút các mảnh kim loại gây tắc nghẽn ruột và hoại tử, thủng 3 vị trí ở ruột, phân vào ổ bụng gây nhiễm trùng nặng. 
Dị vật là chuỗi hạt kim loại nhỏ kèm đai ốc và một miếng nam châm hình chữ nhật dài 2cm.
Mot be trai bi thung ruot do nuot mieng nam cham-Hinh-2
 Các bác sĩ đã thực hiện cuộc phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi ngay trong đêm. Ảnh: BVCC
Theo VTC New, sau 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ lấy thành công dị vật ra khỏi ổ bụng bé trai. Vị trí ruột thủng được khâu kín, ổ bụng được bơm rửa sạch và dẫn lưu. Sau mổ, bệnh nhi được điều trị tích cực và sức khỏe đã ổn định.
Các bác sĩ cảnh báo, đây không phải lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận ca bệnh do nuốt nam châm và các dị vật, nhiều tai nạn tương tự đã xảy ra. Để tránh nguy hiểm, các bậc phụ huynh phải cẩn thận khi mua đồ chơi cho con em mình, tuyệt đối không nên lựa chọn các món đồ chơi sắc nhọn, đồ chơi bằng pin nhỏ, đồ chơi bằng nam châm… 
Mot be trai bi thung ruot do nuot mieng nam cham-Hinh-3
 Dị vật là mảnh nam châm và chuỗi kim loại được lấy ra ngoài sau cuộc phẫu thuật. Ảnh: VietNamnet
Những trường hợp nghi ngờ trẻ nuốt dị vật, đau bụng, nôn ói… phụ huynh cần nhanh chóng đưa tới kiểm tra tại các cơ sở y tế có đủ chuyên môn và trang thiết bị để kịp thời xử lý, tránh biến chứng nguy hiểm.

Dị vật đường thở là một tai nạn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ cao nhất ở trẻ 2 - 4 tuổi. Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai thì có đến 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở hay gặp nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì, hạt chôm chôm, hạt nhãn, mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc...

Đối với người lớn, dị vật đường thở xảy ra do ăn uống bị sặc, nghẹn, chất nôn trào ngược vào đường thở. Ngoài ra cũng có thể do tai nạn làm cho máu, chất dịch, răng, bùn, đất rơi vào đường thở... Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị bất tỉnh, ngừng tim và dẫn đến tử vong.

Hồng Quyên (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN