Mộc Châu - Sơn La: Lâm tặc ngang nhiên tàn phá rừng Chiềng Khừa

Thời gian gần đây, tại xã Chiềng Khừa (huyện Mộc Châu, Sơn La) xảy ra tình trạng lâm tặc ngang nhiên tàn phá rừng một cách công khai giữa ban ngày, sự việc kéo dài, rừng liên tục "chảy máu" mà không thấy sự can thiệp của chính quyền.

Theo các số liệu, xã Chiềng Khừa (huyện Mộc Châu, Sơn La) có tổng diện tích tự nhiên là 8.401,1 ha, trong đó diện tích đất có rừng các loại là 5.230,04 ha, độ che phủ đạt 62% diện tích.

Theo những người dân ở bản Xa Lú, Ông Lý, bản Tòng, khu rừng này tồn tại từ hồi còn chưa thành lập bản, với những cây gỗ có đường kính rất lớn, 2,3 người ôm không xuể, hiện tại đã biến mất do lâm tặc ngang nhiên phá rừng Chiềng Khừa hoặc nếu muốn nhìn thấy phải vào tận sát biên giới Lào. Mặt khác, ở khu vực này tồn tại những loại gỗ thuộc loại quý hiếm như nghiến, đinh hương, chai…

Trong suốt một thời gian dài, nạn phá rừng khai thác gỗ tại Chiềng Khừa và các phụ phẩm từ rừng ở Chiềng Khừa gần như diễn ra một cách ngang nhiên, khiến người dân địa phương vô cùng bức xúc.

Trong những ngày đầu tháng 4/2019, nhóm PV Kiến Thức với sự giúp đỡ của một số người dân địa phương đã thực hiện các chuyến đi thực tế chứng kiến cảnh những cánh rừng đang "chảy máu" ngày một chết dần chết mòn ở đây. Đằng sau vỏ bọc bên ngoài là vẻ xanh tươi, sâu vào bên trong là những cây gỗ nằm ngổn ngang, trơ trọi, một thực trạng quá đau xót với những người được chứng kiến.

Moc Chau - Son La: Lam tac ngang nhien tan pha rung Chieng Khua
 Đi sâu vào rừng Chiềng Khừa một quãng ngắn, không khó để bắt gặp những công trường khai thác gỗ công khai giữa rừng
Moc Chau - Son La: Lam tac ngang nhien tan pha rung Chieng Khua-Hinh-2
 Môt lâm tặc với đầy đủ dụng cụ đang giết dần những cây gỗ nghiến, gỗ đinh hương có tuổi đời lâu năm
Moc Chau - Son La: Lam tac ngang nhien tan pha rung Chieng Khua-Hinh-3
Đây là một trong những thân cây gỗ đinh hương đã được lâm tặc xe ngay trong rừng thành gỗ thành phẩm, chờ kéo ra ngoài. 
Moc Chau - Son La: Lam tac ngang nhien tan pha rung Chieng Khua-Hinh-4
 Bãi gỗ được tập kết tại bản Xa Lú, cách trung tâm xã Chiềng Khừa chỉ khoảng 2km theo đường chim bay
Moc Chau - Son La: Lam tac ngang nhien tan pha rung Chieng Khua-Hinh-5
 Một đại công trường xẻ gỗ được tập kết giữa bản Xa Lú
Moc Chau - Son La: Lam tac ngang nhien tan pha rung Chieng Khua-Hinh-6
 Những khúc gỗ nghiến này có đường kính trung bình từ 80-90cm, được xẻ công khai giữa rừng chờ vận chuyển
Moc Chau - Son La: Lam tac ngang nhien tan pha rung Chieng Khua-Hinh-7
Những tấm gỗ này thuộc khu vực suối cạn của bản Tòng. Trước đó, PV Kiến Thức vẫn nghe thấy có tiếng cưa máy vang rền, nhưng khi chúng tôi xuất hiện, có vẻ thấy động, lâm tặc đã biến mất, để lại những mảnh gỗ chỏng chơ. 
Moc Chau - Son La: Lam tac ngang nhien tan pha rung Chieng Khua-Hinh-8
 Cũng tại bản Tòng, nhiều cây đinh hương đã bị sẻ thành hộp... Theo lời người dẫn đường, sự việc xảy ra cách đây chưa lâu.
Moc Chau - Son La: Lam tac ngang nhien tan pha rung Chieng Khua-Hinh-9
 Những chiếc xe máy của lâm tặc, có thể kéo những khúc gỗ có khối lượng nhỏ ra ngoài khi cần thiết. 
Moc Chau - Son La: Lam tac ngang nhien tan pha rung Chieng Khua-Hinh-10
Những cánh rừng lâu năm ở Chiềng Khừa đang từng ngày chết dần chết mòn. Theo lời người dân địa phương, họ đã rất nhiều lần có ý kiến, nhưng tình hình khai thác tàn phá rừng vẫn không hề thuyên giảm, thậm chí còn công khai và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. 
Moc Chau - Son La: Lam tac ngang nhien tan pha rung Chieng Khua-Hinh-11
 Không khó để bắt gặp những hình ảnh đau xót này ở rừng Chiềng Khừa. Khi chúng tôi xuất hiện, lâm tặc biến mất, nhiều bìa gỗ bị xẻ còn nằm ngổn ngang cạnh đường mòn với mùn cưa còn mới tinh
Moc Chau - Son La: Lam tac ngang nhien tan pha rung Chieng Khua-Hinh-12
 Sự việc rừng Chiềng Khừa bị tàn phá, dân địa phương cho biết, đã diễn ra từ rất lâu, từ hồi 2013, 2014. Hệ quả để lai là những cánh rừng nguyên sinh đang kêu cứu khẩn thiết.

Theo phản ánh của người dân, sự việc lâm tặc tàn phá rừng Chiềng Khừa xảy ra đã lâu, thế nhưng không thấy bất kỳ sự can thiệp nào từ Kiểm lâm, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để ngăn chặn, xử lý. 

Phải chăng do buông lỏng quản lý hay có một thế lực nào đứng sau chi phối hoạt động khai thác gỗ một các ngang nhiên như vậy? Người dân và những cánh rừng xã Chiềng Khừa đang mong mỏi một câu trả lời thích đáng và chờ đợi sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền Mộc Châu và tỉnh Sơn La để giải cứu những cánh rừng đang "chảy máu". 

Mùi Sơn - Minh Hải

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN