Lý do máy bay không bay theo đường thẳng

Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho việc máy bay không di chuyển theo đường thẳng từ A đến B. Hai lý do lớn nhất liên quan đến bề mặt của Trái đất và dòng khí quyển.

Vì sao máy bay không bay thành đường thẳng để tiết kiệm nhiên liệu?

Trái đất hình cầu, tự quay quanh trục của nó, nên phần xích đạo như "phình ra". Do đó, chu vi hành tinh ở quanh xích đạo lớn hơn rất nhiều so với ở các vĩ độ cao hơn hoặc thấp hơn, thu hẹp dần về phía hai cực. Điều này có nghĩa, khoảng cách khi máy bay di chuyển về phía hai cực ngắn hơn so với bay thẳng theo xích đạo. Đó là lý do các chuyến bay từ Mỹ đến châu Á thường sẽ qua Alaska và Siberia thay vì bay theo đường thẳng, vừa rút ngắn thời gian di chuyển, vừa tiết kiệm nhiên liệu.

Đường bay được vạch ra trước giờ khởi hành để chọn ra tuyến ngắn nhất và hiệu quả nhất. Máy bay có thể thay đổi đường bay trong suốt thời gian di chuyển, tùy theo thời tiết, gió và dòng khí quyển (hay dòng tia).

Vận tốc gió trong dòng khí quyển có thể đạt hơn 320km/h, và có thể đưa một máy bay đến đích nhanh hơn, tốn ít nhiên liệu hơn. Ngược lại, nếu chiếc máy di chuyển ngược dòng khí quyển, phi công sẽ cần bay theo một hướng khác.

Nhiễu động không khí cũng là một yếu tố quyết định quỹ đạo của máy bay. Nguyên nhân chính gây ra nhiễu động là hơi nóng bốc lên từ mặt đất. Nước tản nhiệt tốt hơn mặt đất nên không khí trên mặt nước ít nhiễu động hơn so với trên đất liền. Điều này giải thích vì sao nhiều đường bay được thiết kế vòng qua biển, thay vì bay thẳng trên đất liền.

Hiện tại, chuyến bay từ Singapore đến thành phố Newark, bang New Jersey, Mỹ là chuyến bay liên tục dài nhất thế giới từng được ghi nhận: Hành trình hơn 16.700 km kéo dài 18 tiếng 45 phút.

Sấm sét không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay

Theo một phát ngôn viên trên thế giới cho biết, việc máy bay bị sét đánh trúng khi đang di chuyển trên không trung là chuyện bình thường. Nhưng làm sao chúng có thể sống sót trước luồng điện mạnh đến hàng tỷ joules, tương đương với một phần tư tấn thuốc nổ TNT như vậy lại là điều khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

Thành viên Hiệp hội Phi công Hàng không Anh quốc (British Airline Pilots Association - Balpa), Chris Hammond cho biết: "Lớp vỏ bên ngoài của cabin và nội thất bên trong máy bay được thiết kế để dẫn điện nhưng cũng có tác dụng cách ly dòng điện với phi hành đoàn, hành khách và nhiều thiết bị điện tử khác nằm ở bên trong".

Đồng thời, ông Chris Hammond cũng thông tin thêm: "Bên trong vỏ máy bay có chứa lưới kim loại. Đây là một loại lưới thép mịn, ngăn dòng điện bên ngoài đi sâu vào trong và biến chúng di chuyển ngược lại".

Bên cạnh đó, trên thân máy bay còn được thiết kế thêm nhiều lớp che chắn để bảo vệ phương tiện này khỏi những nguy cơ chập điện do tác động từ bên ngoài. Tất cả những bộ phận trên máy bay đều được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào hoạt động.

Thông thường, máy bay của các hãng hàng không đều nên tránh bay qua hoặc bay gần khu vực có bão, giông sét. Trong hành trình bay, phi công là người chú ý những thay đổi hoặc sự thất thường nhỏ nhất của điều kiện thời tiết. FAA từng ban hành bộ quy tắc riêng nhằm đảm bảo an toàn cho máy bay chở khách trước tác động của sét và điều kiện thời tiết bất thường.

Trên thực tế, các trường hợp thiệt hại nhẹ do sét liên quan đến mũi cánh máy bay, cánh quạt hay bộ phận điều hướng ánh sáng từng được ghi nhận trong lịch sử hàng không thế giới.

Tuấn Huy (T/H)