Nhiều nguyên nhân khiến gout tái đi tái lại
Bệnh gout bị gây ra do quá nhiều axit uric trong máu. Khi mức axit uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể tích tụ trong khớp xương.
Nguyên nhân cụ thể gây ra như: Béo phì; Uống rượu bia từ mức trung bình đến rất nhiều. Rượu làm hạn chế tiết urat qua nước tiểu, làm mất nước nên tăng quá trình tinh thể hóa các urat; Chế độ ăn nhiều thịt và đồ biển; Một số thuốc điều trị bệnh làm tăng mức tập trung axit uric. Triệu chứng:
- Nóng, đau, sưng, sờ mềm ở khớp, thường là ngón chân cái. Đau nhiều về đêm, đau kéo dài nhiều giờ, rồi giảm trong 2-7 ngày sau đó.
- Khi cơn đau gout giảm, lớp da quanh khớp bị đau có thể tróc ra, ngứa.
- Da quanh khớp có thể đỏ hay hơi tím. Sốt, cử động khớp hạn chế.
- Ngón chân cái thường bị nhất, rồi đến khớp bàn chân, mắt cá, đầu gối, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay.
|
Biểu hiện của bệnh gout - Ảnh minh họa |
Bệnh gout có 4 giai đoạn:
Giai đoạn I: độ uric trong máu cao
Giai đoạn II: viêm khớp cấp tính: Các tinh thể axit uric bắt đầu tích tụ trong chất dịch ở khớp, thường là một khớp có thể phản ứng sưng đột ngột. Khoảng 10-25% người bị gout sẽ bị sỏi thận.
Giai đoạn III: đau cách khoảng. Ở nhiều người, giai đoạn này tiến triển chậm khi các cơn đau xảy ra thường hơn, cơn sau có thể đau hơn, lâu hơn, và ở nhiều khớp hơn.
Giai đoạn IV: gout mạn tính. Triệu chứng gout tái đi tái lại mà không điều trị trong 10 năm hay lâu hơn.
Nước ép đẩy lùi bệnh gout, giúp xương khớp chắc khỏe
|
Nước ép trái cây ngăn ngừa bệnh gout - Ảnh minh họa |
Nước ép quả anh đào: Trong thành phần của quả anh đào chứa các hợp chất có khả năng giảm viêm và giảm nồng độ axit uric. Sử dụng nước ép anh đào tươi mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout và những triệu chứng do bệnh gây ra.
Nước chanh: Nước chanh có tính axit mạnh, có thể làm tăng nhẹ độ pH trong máu và dịch lỏng trong cơ thể. Uống nước chanh tạo thành dung môi của axit đồng hóa, tạo ra tính kiềm trong cơ thể và nước tiểu. Nhờ đó, tăng tốc độ loại bỏ axit dư thừa ra khỏi cơ thể, hỗ trợ việc đưa nồng độ axit uric về ngưỡng bình thường.
Với phương pháp này, tốt nhất nên pha nước chanh tươi với nước ấm và sử dụng trước khi ăn sáng. Duy trì thói quen này hàng ngày sẽ giúp lượng axit uric được kiểm soát một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Giấm táo: Táo là loại thực phẩm giàu axit malic có khả năng trung hòa axit uric. Nhờ vậy, việc bổ sung giấm táo vào khẩu phần ăn hàng ngày là cách làm vừa đơn giản, vừa hiệu quả trong việc kiểm soát lượng axit uric.
Tốt nhất là pha loãng 1-2 thìa giấm táo với nước ấm để uống trước mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm lượng axit uric trong máu. Hãy duy trì thói quen này từ một đến hai lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tối đa.
Nước ép dưa chuột: Dưa chuột có hàm lượng nước cao và khả năng thúc đẩy quá trình hydrat hóa và loại bỏ độc tố, bao gồm cả axit uric. Sử dụng một cốc nước ép dưa chuột vào các bữa ăn phụ là ý tưởng hay cho những ai vừa muốn giảm cân, vừa muốn kiểm soát lượng axit uric trong máu.
Đặc biệt để kiểm soát acid uric thì chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt lành mạnh rất quan trọng, cần lưu ý:
- Chế độ ăn lành mạnh: nhiều rau xanh, ít mỡ động vật, giảm thức ăn chứa nhiều purin nếu bị tăng acid uric máu
- Tập luyện thể dục đều đặn: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần
- Không dùng các thuốc bừa bãi, nếu cần dùng thuốc kéo dài, phải dùng theo chỉ định của bác sĩ
- Hạn chế rượu bia
Bác Sĩ Đinh Minh Trí (Đại học Y dược TP HCM)