Lộ bằng chứng nóng hổi về sự sống ngoài Trái đất

Vi khuẩn tím được xem là phù hợp để tồn tại trên các hành tinh quay quanh các ngôi sao lùn đỏ, một loại sao phổ biến trong thiên hà, nơi mà chúng không phải cạnh tranh với các loài sinh vật khác để tồn tại.
Lo bang chung nong hoi ve su song ngoai Trai dat, chuyen gia vui mung
Nhóm các nhà khoa học từ Đại học Cornell (Mỹ) đã đưa ra một phát hiện đầy bất ngờ về vi khuẩn tím, một dạng vi khuẩn có khả năng sử dụng tia hồng ngoại để thực hiện quá trình quang hợp, sản xuất năng lượng từ ánh sáng. Điều này mở ra một hướng mới trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Lo bang chung nong hoi ve su song ngoai Trai dat, chuyen gia vui mung-Hinh-2
Vi khuẩn tím được xem là phù hợp để tồn tại trên các hành tinh quay quanh các ngôi sao lùn đỏ, một loại sao phổ biến trong thiên hà, nơi mà chúng không phải cạnh tranh với các loài sinh vật khác để tồn tại.
Lo bang chung nong hoi ve su song ngoai Trai dat, chuyen gia vui mung-Hinh-3
Nghiên cứu này đặt nền móng cho việc xây dựng một cơ sở dữ liệu về các dấu hiệu của sự sống, nhằm tránh bỏ sót bất kỳ hành tinh nào có khả năng hỗ trợ sự sống khi quan sát vũ trụ.
Lo bang chung nong hoi ve su song ngoai Trai dat, chuyen gia vui mung-Hinh-4
Đồng thời, nó cũng nâng cao kỳ vọng cho nhiệm vụ của NASA, trong đó tàu Europa Clipper dự kiến sẽ được phóng lên để nghiên cứu mặt trăng Europa của Sao Mộc và tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Lo bang chung nong hoi ve su song ngoai Trai dat, chuyen gia vui mung-Hinh-5
Cách đây không lâu, các nhà khoa học đã phát hiện một bằng chứng quan trọng về sự sống ngoài hành tinh trên các mặt trăng băng giá của Thái Dương hệ, như Europa và Enceladus.
Lo bang chung nong hoi ve su song ngoai Trai dat, chuyen gia vui mung-Hinh-6
Các hạt băng phun lên từ mặt trăng Europa hay Enceladus có thể chứa đựng bằng chứng về sự sống. Dưới lớp vỏ băng của mặt trăng Europa và Enceladus là đại dương ngầm, nơi có thể ẩn chứa sự sống. Mặc dù việc tìm kiếm sự sống dưới lớp băng là một thách thức lớn, nhưng phát hiện này mở ra cơ hội mới cho các nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Lo bang chung nong hoi ve su song ngoai Trai dat, chuyen gia vui mung-Hinh-7

Hoạt động thủy nhiệt dưới đáy đại dương ngầm của Europa và Enceladus có thể tạo ra đủ động lực để đẩy vật chất chứa tế bào sống ra ngoài không gian. Các máy quang phổ khối được trang bị trên các tàu vũ trụ như Europa Clipper có khả năng xác định các dấu hiệu của sự sống trong các hạt băng này.
Lo bang chung nong hoi ve su song ngoai Trai dat, chuyen gia vui mung-Hinh-8
Các nhà khoa học tin rằng có thể phát hiện được vi khuẩn sống trong các hạt băng này, giống như loài vi khuẩn cực nhỏ Sphingopyxis alaskensis được tìm thấy ở bang Alaska, Mỹ.
Lo bang chung nong hoi ve su song ngoai Trai dat, chuyen gia vui mung-Hinh-9
Phát hiện này cung cấp một hướng mới cho NASA và các cơ quan vũ trụ khác trong việc lập trình các sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.

Mời quý độc giả xem thêm video: Bằng chứng thuyết phục về “thế giới sự sống ngoài hành tinh".

Thiên Trang (TH)