Ngày 30/11, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết đã có văn bản 17796 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đầu tư dự án Làng du lịch Yên Trung có địa chỉ tại xã Yên Trung, huyện Yên Định (Thanh Hóa).
Theo báo NLĐ, ngày 8/11, UBND tỉnh Thanh Hóa nhận được công văn của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Thanh Hóa về việc đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Làng du lịch Yên Trung.
|
Làng du lịch xây xong mới xin phép. |
Trong văn bản, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Giám đốc Sở KH-ĐT trực tiếp chỉ đạo việc rà soát và ký văn bản tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh về nội dung đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư.
Đáng nói, cho đến thời điểm này UBND tỉnh Thanh Hóa mới giao các ngành nghiên cứu, rà soát, thẩm định, thế nhưng theo tìm hiểu của báo Người Lao Động, Làng du lịch Yên Trung đã được xây dựng xong và đưa vào hoạt động từ lâu.
Đây là làng du lịch khá nổi tiếng ở Thanh Hóa thời gian qua khi chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm trên google là có thể dễ dàng tìm thấy, nhưng nó cũng khá "tai tiếng" khi hàng loạt công trình xây dựng hoành tráng, bề thế trên diện tích đất nông nghiệp rộng tới 8,5 ha tại đây chưa được cơ quan có thẩm quyền nào cho phép, chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa giao đất.
Từ đó, đảm bảo sự phù hợp với quy định pháp luật trong từng nội dung cụ thể về đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Làng du lịch Yên Trung của Tổng Công ty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát.
Theo thông tin từ báo Đầu tư chứng khoán, khởi nghiệp với số vốn ít ỏi là 500 triệu đồng, năm 2005, ông Trịnh Xuân Nghiệm (người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Anh Phát) đã mua lại cơ sở vật chất của Công ty Nông Thổ sản 1 Thanh Hóa, lúc bấy giờ đang đứng trên bờ vực phá sản để làm tiền đề cho việc thành lập Công ty TNHH Anh Phát.
Cùng với lĩnh vực trước đây, giai đoạn 2010 - 2015, Anh Phát còn tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác, trong đó, nổi bật là khai thác mỏ luyện kim, dịch vụ vận tải biển, dịch vụ cho thuê mặt bằng,…
Song song với đó, Anh Phát cũng đầu tư, góp vốn liên doanh lập các doanh nghiệp khác, bao gồm: CTCP Khoáng sản và phụ gia xi măng, Công ty công nghiệp thủy sản Nam Thanh, Công ty Cổ phần gang thép Thanh Hóa, CTCP Xây lắp dầu khí Thanh Hóa, CTCP Việt Nam Xanh, CTCP Nông sản và du lịch Thanh Hóa, nhà hàng Hoàng Nhị Lan, Khu du lịch ẩm thực giải trí 47 Lê Hữu Lập, CTCP Quản lý và khai thác bến xe Thanh Hóa, CTCP Dịch vụ bảo vệ Nghi Sơn.
Tuy nhiên, năm 2017, Anh Phát đã bất ngờ thoái sạch vốn tại Sông Mã.
Cũng theo báo Nhịp sống thị trường, ngày 28/4/2021, Anh Phát có số vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: ông Trịnh Văn Hiệu (10%), ông Trịnh Xuân Nghiệm (70%) và bà Đào Ngọc Dung - vợ ông Nghiệm (20%).
Đến ngày 21/12/2021, Anh Phát tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tich HĐQT công ty là doanh nhân Trịnh Xuân Nghiệm (SN 1971).
Ngành nghề chính của công ty này là Xây dựng công trình công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, bến cảng đường thuỷ, cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật; đầu tư xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp; xây dựng công trình đường.