Ngày 1/7, Trương Hồ Phương Nga đã có đơn gửi 29 cá nhân và tố chức để tố giác quyết định trái pháp luật của cơ quan CSĐT Công an TPHCM cùng Viện KSND TPHCM.
Theo đơn tố giác, ngày 11/12/2018, Công an TPHCM xác định hoa hậu Phương Ngà và Nguyễn Đức Thuỳ Linh không phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo Bộ luật hình sự 2015. Trước đó, Phương Nga và Thuỳ Linh là bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản (16,5 tỷ đồng) của đại gia Cao Toàn Mỹ.
|
Hoa hậu Phương Nga khi ra toà. |
Tháng 1/2019, Công an TPHCM và Viện KSND TPHCM quyết định khởi tố cả 2 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và miễn trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 1999. Tuy nhiên, cùng thời điểm này Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực.
Theo khoản 3, điều 7 Bộ luật hình sự năm 2015, Công an TPHCM và Viện KSND TPHCM không được phép khởi tố Phương Nga và Thùy Dung dựa trên Bộ luật hình sự năm 1999, mà phải chiếu theo Bộ luật hình sự năm 2015.
Từ đó, Phương Nga cho rằng Công an TPHCM và Viện KSND TPHCM đã ra lệnh khởi tố trái phép, không tuân theo BLHS năm 2015 đang có hiệu lực. Hoa hậu Phương Nga cho rằng Công an TPHCM đã ra kết luậth điều tra xác định lý do và căn cứ đình chỉ vụ án làm giả con dấu trước. Sau đó, Công an cùng Viện KSND TPHCM mới khởi tố vụ án đó.
Trong bản kết luận điều tra ngày 11/12/2018, Công an TPHCM đã xác định "hành vi của bị can có dấu hiệu của Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 nhưng có thể miễn trách nhiệm hình sự do Bộ luật hình sự 2015 đã bổ sung dấu hiệu định tội thực hiện hành vi trái pháp luật".
Ngày 29/1/2019, Công an TPHCM đã khởi tố Nga và Dung về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; ban hành kết luận điều tra kết luận lại nội dung trên và đình chỉ vụ án do hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội.
Theo Phương Nga, Công an TPHCM đã không kết luận điều tra dựa trên sự thật khách quan mà dựa trên tình huống giả định. Điều này thể hiện qua tên gọi của bản kết luận điều tra: "Bản kết luận điều tra vụ án hình sự trong trường hợp đình chỉ điều tra".