Gia vị khiến đường huyết, huyết áp tăng vọt

Trong số những gia vị phổ biến hàng ngày, có loại có thể làm tăng đường huyết và huyết áp nếu bạn ăn thường xuyên.

Một thứ gia vị thường xuất hiện trong nhà bếp, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng quá mức, đó chính là muối. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không chỉ người lớn mà cả trẻ lớn, có thể tiêu thụ khoảng 9g muối mỗi ngày. Tuy nhiên, Hướng dẫn chế độ ăn uống do Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến nghị, lượng muối tiêu thụ hàng ngày đối với người trưởng thành khỏe mạnh nên được kiểm soát ở mức 5g.

Gia vị quen thuộc khiến đường huyết, huyết áp tăng vọt - Ảnh: ABLW

Ăn quá nhiều muối dễ gián tiếp dẫn đến tiết insulin bất thường, thúc đẩy tăng đường huyết. Điều này khiến bệnh nhân đái tháo đường cảm thấy khó chịu, đi tiểu nhiều lần, khát nước và các chứng khó chịu khác ở các mức độ khác nhau.

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều muối cũng tác động đến sự cân bằng natri – nước của cơ thể. Khi độ nhớt của máu bị ảnh hưởng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh nhân cao huyết áp, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiểu đường và các biến chứng.

Gia vị quen thuộc khiến đường huyết, huyết áp tăng vọt - Ảnh: ABLW

Hơn nữa, thường xuyên cho nhiều muối vào thức ăn có vị nặng sẽ kích thích vị giác của bệnh nhân đái tháo đường từ đó làm tăng cảm giác thèm ăn. Việc ăn quá nhiều đương nhiên bất lợi cho việc kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu. Do đó, mọi người cần chủ động hạn chế ăn muối.

Nhưng, làm thế nào để lượng muối ăn vào cơ thể mỗi ngày chỉ ở mức 5g?. Trước hết, mỗi người phải duy trì thói quen ăn uống điều độ, tích cực cố gắng rèn luyện thói quen ăn nhạt, dần dần thói quen ăn uống sẽ thay đổi. Thứ hai, thay thế muối bằng các loại thực phẩm có mùi vị như cà chua, hành tây, nấm, rau mùi,… vừa có tác dụng cải thiện vị giác, vừa hạn chế lượng muối ăn vào. Cuối cùng, hãy chú ý đến các loại gia vị có hàm lượng natri cao như bột ngọt, hạt nêm, xì dầu, dầu hào, mắm gạo,… và kiểm tra danh sách thành phần để hạn chế lượng natri.

Trâm Anh (Theo ABLW)