Điều gì xảy ra khi cơ thể mất cân bằng điện giải?

Nồng độ chất điện giải trong máu quá cao hoặc quá thấp đều gây ra chứng rối loạn chất điện giải. Sự bất thường này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí một số trường hợp hiếm gặp còn gây tử vong.

Chất điện giải là các hợp chất hóa học trong cơ thể được tạo thành từ các ion âm và dương. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng pH của cơ thể, điều chỉnh chức năng thần kinh và cơ bắp, cũng như tái tạo các mô bị tổn thương. Đồng thời, chúng hỗ trợ di chuyển chất dinh dưỡng và chất thải ra khỏi tế bào.

Vai trò quan trọng của chất điện giải đối với cơ thể

Chức năng hệ thần kinh

Để giao tiếp với các tế bào trên toàn bộ cơ thể, bộ não của con người sẽ gửi tín hiệu đến khắp các tế bào thần kinh. Những tín hiệu này được giới khoa học gọi là xung động thần kinh. Sự thay đổi điện tích của các màng tế bào thần kinh sẽ có thể tạo ra xung động thần kinh. Đây cũng là những hiện tượng xảy ra do sự di chuyển của điện giải Natri trên màng tế bào thần kinh.

Cân bằng độ pH

Độ pH chính là thước đo mức độ kiềm hay axit của dung dịch. Không thể không khẳng định rằng độ pH có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Độ pH bên trong cơ thể được điều chỉnh nhờ vào các chất đệm hóa học hay bazo và axit yếu. Từ đó, có thể giảm được những đổi thay của môi trường trong cơ thể bạn. Vậy nên, duy trì cân bằng lượng chất điện giải có thể giúp bạn duy trì độ pH ổn định.

Cân bằng chất lỏng

Trong và cả bên ngoài mỗi tế bào của cơ thể, lượng chất lỏng cần phải được duy trì cân bằng. Lúc này, các chất điện giải sẽ đảm nhiệm vai trò này, đặc biệt là Natri. Chúng cân bằng lượng chất lỏng thông qua quá trình nước di chuyển qua thành màng của các tế bào và được gọi là thẩm thấu. Chất điện giải sẽ di chuyển từ vùng có dung dịch loãng sang vùng dung dịch đậm đặc hơn. Cơ chế này cũng giúp ngăn ngừa các tế bào bị vỡ do quá đầy nước hay bị co lại vì mất nước.

Cơ thể mất cân bằng điện giải. Ảnh minh họa

Dấu hiệu mất cân bằng điện giải

Nồng độ chất điện giải trong máu quá cao hoặc quá thấp đều gây ra chứng rối loạn chất điện giải. Sự bất thường này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí một số trường hợp hiếm gặp còn gây tử vong.

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mất cân bằng điện giải. Có thể kể đến như giảm lượng điện giải, ăn quá nhiều, mất nước ở nhiệt độ cao, lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc tiêu chảy, nôn mửa, tiêu chảy, người bị bệnh thận, bulimia hoặc chán ăn,...

Mất cân bằng điện giải có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như:

Mệt mỏi: Thiếu chất điện giải Magie có thể là nguyên nhân chính khiến bạn mắc phải triệu chứng này.

Tim đập chậm hoặc tim đập bất thường: Chất điện giải Kali đã cùng kết hợp với Natri để duy trì các chức năng hoạt động bình thường của cơ bắp và tim. Vậy nên, nếu thiếu một trong hai các vi khoáng này đều có thể dẫn đến hậu quả tim đập chậm hay tim đập bất thường. Ngược lại, quá nhiều Kali lại có thể gây ra yếu cơ, liệt và rối loạn nhịp tim.

Tê và ngứa ran: Ngứa râm ran tại vị trí ngón tay, bàn chân, lưỡi môi chính là những dấu hiệu bị thiếu canxi nhẹ.

Uống quá nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ gây ra hiện tượng thừa nước, khi đó nồng độ natri trong máu thấp hơn mức bình thường.

Các triệu chứng của tình trạng dư thừa nước có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, đe dọa tính mạng và có thể bao gồm gây buồn nôn, đau đầu, lú lẫn, bồn chồn, yếu cơ, co giật và nghiêm trọng nhất là hôn mê.

Đau xương: Nồng độ calci rất cao (gọi là tăng calci máu) có thể dẫn đến gãy xương, đau sỏi thận, nôn mửa và táo bón. Tình trạng tương tự cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và khó tập trung.

Nhầm lẫn, chóng mặt và khó chịu: Khi nồng độ natri tăng quá mạnh (gọi là tăng natri máu), chúng ta có thể bị chóng mặt và yếu. Khi tình trạng này trở nên trầm trọng hơn, chúng ta có thể trở nên mê sảng hơn và thậm chí bị co giật hoặc hôn mê.

Bên cạnh đó, mất cân bằng điện giải còn một số triệu chứng điển hình như nhức đầu, sốt, thở gấp, lú lẫn, chuột rút, yếu cơ hay thậm chí là co giật,...

Giang Thu (T/H)