Danh tính 3 nhà thầu yếu kém, chậm tiến độ trong dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Bộ GTVT yêu cầu loại bỏ những nhà thầu yếu, thi công chậm, nhất là các nhà thầu: CTCP 456, CTCP Đầu tư và xây dựng Vina2, Công ty TNHH Đại Hiệp trong dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.
Danh tinh 3 nha thau yeu kem, cham tien do trong du an cao toc Dien Chau - Bai Vot
 Cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49km, đi qua Nghệ An (44,4km) và Hà Tĩnh (4,9km)
Về CTCP 456
 Theo nhiều nguồn tin, CTCP 456 (có địa chỉ tại số 96, đường Phan Chu Trinh, phường Đội Cung, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) được thành lập vào tháng 10/2015. Ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình đường sắt và đường bộ. 
Lịch sử đấu thầu thể hiện, những năm qua, CTCP 456 đã từng tham gia 14 gói thầu (trong đó trúng 11 gói, trượt 2 gói, 1 chưa có kết quả) với tổng giá trị trúng thầu thầu là hơn 220,6 tỷ đồng (đạt tỷ lệ trúng thầu so với giá dự toán 98,04%).
Trong đó, ông Lê Thái Quang Hảo là người đại diện theo pháp luật của công ty. Được biết, ông Lê Thái Quang Hào (SN 1979, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP 471), có vợ là bà Trần Thị Phương Linh (SN 1981, cùng ngụ phường Quang Trung, TP Vinh.
Ngoài đại diện cho CTCP 456, ông Lê Thái Quang Hảo còn đại diện các doanh nghiệp khác như: Công ty TNHH MTV Thủy điện Ca Lôi, CTCP Thủy điện Mỹ Lý – Xiểng Dược, CTCP Quản lý và sửa chữa đường bộ Miền trung. Tất cả các doanh nghiệp này đều có địa chỉ đăng ký tại tỉnh Nghệ An.
Danh tinh 3 nha thau yeu kem, cham tien do trong du an cao toc Dien Chau - Bai Vot-Hinh-2
 Toà nhà đồ sộ trái Quy hoạch tại phường Lê Lợi. (Ảnh: Báo Môi Trường Đô Thị)
Theo báo Môi trường Đô thị, trước đó, gia đình ông mua 3 thửa đất quy hoạch nhà ở thấp tầng của Dự án Khu văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở liền kề trên đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Lê Lợi.
Sau nhiều năm bỏ đất trống, không xây dựng nhà ở, vi phạm tiến độ được giao, vào đầu năm 2022, gia đình ông Lê Thái Quang Hào đã tiến hành xây dựng rầm rộ trên cả 3 lô đất này.
Tuy nhiên, điều đáng nói là chủ sử dụng đã ngang nhiên gộp 3 lô đất, bỏ qua tất cả hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở đã được Sở Xây dựng thẩm định cũng như quy hoạch chi tiết 1/500 mà UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt trước đó, để tự ý xây dựng 1 căn nhà đồ sộ vượt tầng.
Về Công ty TNHH Đại Hiệp
Danh tinh 3 nha thau yeu kem, cham tien do trong du an cao toc Dien Chau - Bai Vot-Hinh-3
 Trụ sở chính của Hòa Hiệp tại số 104 Nguyễn Sinh Sắc, TP. Vinh (Ảnh: Internet)
Còn Công ty TNHH Đại Hiệp (có địa chỉ đóng tại số 6, ngõ 61A đường Duy Tân, phường Hưng Dũng, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An), được thành lập vào 2001 do bà Nguyễn Thị Diệu Thuý làm người đại diện pháp luật kiêm giám đốc công ty. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính của công ty này là khai thác đá, cát, sỏi, xây dựng công trình đường bộ.
Trong mấy năm trở lại đây, Công ty TNHH Đại Hiệp đã tham gia 13 gói thầu (trúng 11 gói, trượt 1 gói, 1 chưa có kết quả) với giá trị trúng thầu hơn 762 tỷ đồng chủ yếu trên địa bàn Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình…
Theo tìm hiểu, Hòa Hiệp được thành lập từ năm 1994, trụ sở chính hiện đặt tại tại số 104 đường Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, TP. Vinh, thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Đình Hạnh (SN 1952) - Giám đốc công ty.
Tại ngày 10/5/2021, quy mô vốn điều lệ của Hòa Hiệp đạt 570 tỉ đồng, trong đó ông Phạm Đình Hạnh trực tiếp nắm 39,6% cổ phần, vợ ông Hạnh - bà Phan Thị Sáu đứng tên 30,69% cổ phần. Hai cá nhân họ Phạm khác là ông Phạm Chiến Hữu và ông Phạm Hoà Hiệp sở hữu lần lượt 9,91% và 19,8% cổ phần còn lại.
Trước đó, cuối tháng 7/2016, Hòa Hiệp thành lập CTCP Bất động sản Hòa Hiệp nhằm tham gia vào thị trường địa ốc. Công ty này có vốn điều lệ ban đầu ở mức 100 tỉ đồng, trong đó Hòa Hiệp trực tiếp nắm 70% cổ phần.
Tháng 11/2017, gia đình ông Phạm Đình Hạnh còn mua lại cổ phần chi phối tại CTCP Đầu tư Vinacco - chủ sở hữu Nhà máy Thủy điện Tân Mỹ 2 công suất 14 MW tại Ninh Sơn, Ninh Thuận - từ Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp thuộc sở hữu của một ‘đại gia’ Nghệ An khác - ông Trương Văn Quang (SN 1966).
Về phần mình, ông Phạm Đình Hạnh hiện giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nghệ An. Mới đây, ông Hạnh cũng tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Về doanh nghiệp Hòa Hiệp

Danh tinh 3 nha thau yeu kem, cham tien do trong du an cao toc Dien Chau - Bai Vot-Hinh-4
 CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2. (Ảnh: Internet)
Cuối cùng là CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (HNX: VC2) tiền thân của Công ty Xây dựng Xuân Hoà, được thành lập năm 1970. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, và kinh doanh bất động sản. VC2 chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ tháng 10/2003.
Doanh nghiệp này có địa chỉ đóng tại tầng 2 - 4, tòa nhà B - KĐTM Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Tuyên là Chủ tịch HĐQT công ty, ông Ngô Viết Hậu là Tổng Giám đốc/ Phó Chủ tịch HĐQT.
Trước đó, năm 2021, VINA2 dính khoản nợ thuế trên 21,7 tỷ đồng và nhiều sai phạm tại Dự án KĐT Kim Văn - Kim Lũ, lô đất CT2 khiến Thanh tra Chính phủ phải vào cuộc.
Năm 2020, hai dự án khiến VINA2 bị đình chỉ xây dựng mới tại Hà Nội là Dự án Chung cư nhà B Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm và Dự án Toà tháp C1-VC2 Golden Silk Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, quận Hoàng Mai, do chây ỳ bàn giao quỹ bảo trì nhà chung cư...
Cuối năm 2021, VINA2 cũng đã phát hành thành công 150 tỷ đồng trái phiếu cho một công ty chứng khoán và 14 nhà Đầu tư cá nhân chuyên nghiệp để lấy vốn thi công công trình Trung tâm Thương mại - Dịch vụ Căn hộ I-Tower Quy Nhơn. Đây là trái phiếu có kỳ hạn 1 năm với lãi suất 11,5%/năm.
Tài sản bảo đảm là Dự án Khu nhà ở cao tầng Quang Minh tại lô đất có diện tích 17.432,4 m2 tại xã Quang Minh, huyện Mê Linh, Tp. Hà Nội với giá trị được định giá 192 tỷ đồng và hơn 5,8 triệu cổ phiếu Công ty CP Đầu tư Đức Trung trị giá 58 tỷ đồng, tương đương với giá trị mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm nhằm để bổ sung vốn đầu tư dự án Khu phức hợp cao tầng nhà ở chung cư và dịch vụ thương mại (Vina2 Panorama) tại khu tái định cư Đê Đông, Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.
Bên cạnh đó, HĐQT VINA2 cũng vừa thông qua việc triển khai chủ trương đầu tư mua cổ phần CTCP Tập đoàn Sông Hồng. Cụ thể, Vina2 sẽ đầu tư 54 tỷ đồng lấy mua cổ phần Tập đoàn Sông Hồng từ các cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỉ lệ sau khi đầu tư vốn là 18%. 
Về  CTCP Đầu tư Phúc Thành Hưng 
Ông Nguyễn Quốc Việt, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án) trao đổi với Nhadautu.vn, theo hợp đồng BOT, nếu nhà thầu thực hiện dự án chậm tiến độ thì Bộ GTVT có quyền yêu cầu doanh nghiệp dự án thay thế nhà thầu, do đó văn bản của Bộ GTVT đưa ra là hoàn toàn phù hợp.
Danh tinh 3 nha thau yeu kem, cham tien do trong du an cao toc Dien Chau - Bai Vot-Hinh-5
 Ông Nguyễn Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp dự án là bên trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu, vì vậy việc thay thế, chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp dự án nên doanh nghiệp dự án sẽ phải xem xét các điều khoản cụ thể của hợp đồng xây lắp đã ký với nhà thầu để xem xét đối với từng trường hợp cụ thể.
Theo ông Việt, dự án BOT khác với dự án đầu tư công, trong dự án BOT thì nhà đầu tư phải vay ngân hàng và chịu lãi vay (lãi thời gian thi công và lãi trong thời gian thu phí) nên nếu chậm tiến độ thì nhà đầu tư phải chịu thiệt hại đơn, thiệt hại kép. Do vậy, về tiến độ nhà đầu tư còn lo lắng hơn các Bộ ban nghành.
Khẳng định quyết tâm đưa Dự án cán đích đúng theo tiến độ mà Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT chỉ đạo, song ông Việt cũng cho biết đơn vị đang gặp phải một số vướng mắc trong công tác thi công có thể ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
Cụ thể, công tác rà soát các mỏ vật liệu cho thấy, dù các mỏ vật liệu đất đắp cơ bản đáp ứng, tuy nhiên phân bố không đều nên giá thành vận chuyển cao, một số mỏ có hiện tượng nâng giá nên rất khó khăn cho Nhà thầu.
Bên cạnh đó các mỏ cát dù có trữ lượng đáp ứng, song công suất khai thác của các mỏ thấp, các Nhà thầu phải sử dụng rất nhiều mỏ mới có thể đáp ứng tiến độ.
“Đặc biệt, trong hợp đồng BOT mà Nhà đầu tư đã ký kết với Bộ GTVT, chi phí trượt giá chỉ khoảng 300 tỷ đồng trên tổng vốn xây dựng khoảng 8.000 tỷ đồng (chiếm gần 4%). Tuy nhiên, đến nay giá của các vật liệu, nguyên liệu cấu thành nên dự án đã tăng lên rất cao (Nhựa đường tăng hơn 20%, giá xăng, dầu tăng hơn 50%, giá thép tăng hơn 40%) dẫn đến chi phí trượt giá đến thời điểm này là gần 1.000 tỷ (chiếm gần 12%).
Đây là ảnh hưởng rất lớn, gây khó khăn cho Nhà đầu tư và Nhà thầu. Hiện chúng tôi đang tập hợp những vấn đề này để báo cáo tới Bộ GTVT để tìm cách tháo gỡ, giải quyết”, ông Việt nhấn mạnh.
Hồng Quyên (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN