Tham dự Đại hội có 213 đại biểu thay mặt cho 40 hội ngành toàn quốc và 19 liên hiệp hội địa phương.
Đại hội đã đón tiếp Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Quang Đạo, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương Đặng Hữu cùng nhiều cán bộ lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương và Thủ đô Hà Nội.
Nhân dịp này, Liên hiệp Hội Việt Nam đã vinh dự và tự hào đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao tặng.
|
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Liên hiệp Hội Việt Nam |
Đại hội đã bầu ra Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam bao gồm 133 uỷ viên. Tại Hội nghị lần thứ nhất, Hội đồng Trung ương đã nhất trí bầu Đoàn Chủ tịch gồm 17 uỷ viên, và Ủy ban Kiểm tra gồm 7 ủy viên.
ĐOÀN CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
(NHIỆM KỲ 1999-2004)
1. GS.VS Vũ Tuyên Hoàng- Chủ tịch
2. PGS.TS Hồ Uy Liêm- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí
3. GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng- Phó Chủ tịch
4. GS.TS Trần Ngọc Hiên- Phó Chủ tịch
5. GS.TSKH Nguyễn Năng An- Ủy viên
6. Mai Anh Ủy viên
7. Đoàn Ngọc Đấu Ủy viên
8. GS.TS Chu Hảo- Ủy viên
9. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu Ủy viên
10. Nguyễn Xuân Hướng Ủy viên
11. PGS.TS Nguyễn An Lương- Ủy viên
12. Dương Trung Quốc- Ủy viên
13. GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn- Ủy viên
14. Luật sư Ngô Bá Thành- Ủy viên
15. GS.TSKH Hồ Sỹ Thoảng- Ủy viên
16. GS.TS Hà Học Trạc- Ủy viên
17. TS Tô Bá Trọng- Ủy viên
ỦY BAN KI ỂM TRA LIÊN HI ỆP H ỘI VI ỆT NAM
(NHIỆM KỲ 1999-2004)
1. TS Tô Bá Trọng- Chủ nhiệm
2. Đào Phan Long- Ủy viên
3. Ngô Đức Minh- Ủy viên
4. Trần Kim Môn- Ủy viên
5. Nguyễn Thị Hồng Thái- Ủy viên
6. Lê Văn Thiệu- Ủy viên
7. Trần Văn Tư- Ủy viên
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT TRONG NHIỆM KỲ IV (1999-2004)
Lần đầu tiên, Liên hiệp Hội Việt Nam được đề cập trực tiếp và tường minh trong Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), trong đó nêu lên một trong những biện pháp phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là “Củng cố và tăng cường hoạt động của các hội khoa học và kỹ thuật nhằm tập hợp rộng rãi các lực lượng trí thức. Phát huy vai trò chính trị - xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật ở trung ương và địa phương trong việc phổ biến và ứng dụng kiến thức khoa học vào sản xuất và đời sống, trong nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ và bảo vệ môi trường cũng như trong công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hội khoa học và kỹ thuật”.
Nhằm thể chế hoá Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), ngày 01/08/2000, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 14/2000/CT-TTg về triển khai thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Tiếp theo đó, Quyết định 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là sự cụ thể hoá bước đầu Chỉ thị 14/2000/CT-TTg.
Trên cơ sở sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII, ngày 9 - 7 - 2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) ra Thông báo 145-TB/TW kết luận về việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW đối với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2010.
Sau cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng 5 năm 2002, Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên có 10 đại biểu tham gia Quốc hội khoá XI.
Để tăng cường công tác thông tin trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam và thông tin hai chiều giữa Liên hiệp Hội Việt Nam với xã hội; xây dựng và kết nối hệ thống thông tin điện tử trong toàn Liên hiệp Hội Việt Nam; Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ và góp phần xây dựng diễn đàn trí thức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đầu năm 2002, bản Tin hoạt động các hội khoa học và kỹ thuật (nay là Khoa học – Công nghệ Phát triển – KCP) ra số đầu tiên. Cũng trong thời gian đó, Trang tin điện tử www.vusta.org.vn(nay là www.vusta.vn) của Liên hiệp Hội Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Đến cuối nhiệm kỳ IV, Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên có gần 150 tờ báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác, chiếm trên 1/3 tổng số báo chí khoa học cả nước.
Từ năm 2000, Liên hiệp hội bắt đầu tổ chức thường xuyên hội chợ triển lãm “Tuần lễ Xanh quốc tế Việt Nam”.
Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội tiếp tục giữ vị trí trọng tâm. Tiếp theo công việc của nhiệm kỳ trước, trong các năm sau Đại hội IV, Liên hiệp Hội Việt Nam liên tục tổ chức tư vấn thẩm định 5 bộ hồ sơ kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình Thuỷ điện Sông Đà: Dự án khả thi công trình Thuỷ điện Sơn La (5 – 1999), Thuỷ diện Lai Châu + Thuỷ điện Sơn La nhỏ (1 – 2001). Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên sông Đà (1 – 2002), Hồ sơ bổ sung công trình Thuỷ điện Sơn La (1 – 2002), Hồ sơ nghiên cứu khả thi công trình Thuỷ điện Sơn La (5 – 2003). Qua đó, Liên hiệp Hội Việt Nam đã góp phần tích cực cung cấp cơ sở khoa học để Chính phủ và Quốc hội xác định quy hoạch 4 bậc thang trên sông Đà và quyết định đầu tư xây dựng công trình Thuỷ điện Sơn La với mực nước dâng bình thường là 215m so với mặt nước biển. Với những đóng góp có hiệu quả trong nhiều năm, ngày 5 – 2 – 2004, Liên hiệp Hội Việt Nam được đón nhận Quyết định 04/QĐ-HDTĐSL và Phần thưởng của Hội đình Thẩm định Nhà nước Dự án Thuỷ điện Sơn La.
Đối với đường Hồ Chí Minh, để qua được Vườn quốc gia Cúc Phương, lúc đầu có ba phương án: đi vòng ra phía Đông qua Ninh Bình, đi vòng ra phía Tây qua Hoà Bình hoặc đi thẳng qua sông Bưởi vào Thanh Hoá. Cả ba phương án này đều có nhiều điểm yếu. Theo đề nghị của Bộ Giao thông - Vận tải, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập hợp ý kiến của các chuyên gia và đề xuất phương án thứ tự là xây dựng cầu vượt qua Vườn quốc gia. Phương án này đã được Bộ Giao thông - Vận tải tiếp thu, trình Chính phủ và được phê duyệt.
Thay nước Hồ Tây (Hà Nội) là một dự án đòi hỏi một khoản kinh phí lớn, hứa hẹn ít hiệu quả và gây nhiều tranh cãi. Trước tình hình đó, Liên hiệp Hội Việt Nam đã mời nhiều chuyên gia đầu ngành, tổ chức thảo luận, cung cấp cơ sở khoa học và đề xuất kiến nghị để Uỷ ban Nhân dân Hà Nội từ chối dự án này.
Ngoài ra, Liên hiệp Hội Việt Nam còn tổ chức phản biện các dự án Quy hoạch lũ đồng bằng sông Cửu Long, công trình Thuỷ điện Thác Đầu Đẳng (Bắc Kạn). Xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam, phòng chống dịch cúm A/H5N1 và bảo vệ các loại gia cầm bản địa quý hiếm.
Trong những điều kiện còn mới mẻ và nhiều khó khăn (65,3%) các hội thành viên đã cố gắng đóng góp ý kiến vào các dự án đầu tư hoặc công trình khoa học. Đó là Hội Vô tuyến - Điện tử với dự án phóng vệ tinh nhân tạo của Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Nhiệt với các dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Cẩm Phả, Quảng Ninh, Liên hiệp hội TP HCM với dự án vệ sinh môi trường khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 22/2002/QĐ-TTg, trong những tháng cuối năm 2002 Liên hiệp Hội Việt Nam đã liên tục tổ chức các cuộc hội thảo theo vùng “Quán triệt Quyết định 22/2002/QĐ-TTg về tư vấn, phản biện và giám định xã hội” tại Cần Thơ (6 – 7/11/2002), Phú Yên (12 – 13/11/2002), Hà Tĩnh (19 – 20/11/2002) và hội thảo toàn quốc tại Đà Nẵng (16 – 17/12/2002). Kết quả các cuộc hội thảo này là “Chương trình hành động triển khai thực hiện Quyết định 22/2002/QĐ-TTg về tư vấn, phản biện và giám định xã hội” được Hội nghị lần thư 5 Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam thông qua ngày 25/3/2003. Cũng vào dịp này, Liên hiệp Hội Việt Nam thành lập Ban công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội và 19 Hội đồng tư vấn chuyên ngành.
Năm 2000, lần đầu tiên trong số 10 công trình khoa học do Liên hiệp Hội Việt Nam tuyển chọn và giới thiệu đã có 7 công trình được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ, chiếm tỷ lệ 1/3 trong tổng số các công trình đạt vinh dự này.
Như đã giới thiệu tại trang 25 của Bản tin K.C.P số 092, ra tháng 8 – 2009, ngày 26 – 3 – 1983, tại khách sạn Bờ Hồ (Hà Nội), đại biểu của 14 hội khoa học và kỹ thuật toàn quốc (nay gọi tắt là Hội ngành toàn quốc) và của Hội liên hiệp hội khoa học và và kỹ thuật Hà Nội (nay gọi tắt là Liên hiệp hội Hà Nội) đã long trọng cử hành Đại hội thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (nay gọi tắt là Liên hiệp Hội Việt Nam ). Ngày 12 - 6 - 2002, Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương quyết nghị chọn ngày 26/3 hằng năm để kỷ niệm Ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam . Nhân dịp này, Đoàn Chủ tịch cũng quyết nghị ban hành Huy chương “Vì sự nghiệp các hội khoa học và kỹ thuật” dành cho các cán bộ, hội viên đã lập nhiều thành tích và đóng góp xuất sắc vào việc củng cố, phát triển và đẩy mạnh hoạt động hội.
Cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 4 - 1 - 2003, Liên hiệp Hội Việt Nam ký kết Chương trình liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà kinh doanh) nhằm phục vụ cho việc xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, bền vững. Cùng với các hội thành viên, Liên hiệp Hội Việt Nam cam kết tham gia xây dựng hệ thống thông tin giữa các nhà khoa học, các doanh nghiệp và người nông dân, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về khoa học - kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ và kỹ thuật tới các doanh nghiệp, các hộ nông dân… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Chương trình liên kết 4 nhà đã bắt đầu phát huy tác dụng ở một số nơi nhưng còn gặp nhiều khó khăn và chưa được rộng khắp trên cả nước.
Ngày 9/5/2003, Liên hiệp Hội Việt Nam ký kết Thoả thuận hợp tác với Hội Khuyến học Việt Nam.
Ngày 28/12/2003, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định 80/2003/QĐ-BNV chuyển Hội khoa học - kỹ thuật Địa chất Việt Nam thành Tổng hội Địa chất Việt Nam với 14 hội chuyên ngành thành viên và Quyết định 87/2003/QĐ-BNV chuyển Hội khoa học - kỹ thuật Xây dựng Việt Nam thành Tổng hội Xây dựng Việt Nam với 12 hội chuyên ngành thành viên.
Trong các ngày 12 - 25/11/2000, Liên hiệp Hội Việt Nam lần đầu tiên tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 18 Liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN (CAFEO - 18) tại Hà Nội. Ngày 14/10/2004, lần đầu tiên, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức Lễ trao Chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN cho 19 kỹ sư Việt Nam do Uỷ ban đăng bạ kỹ sư ASEAN thuộc Liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN cấp.
Trong nhiệm kỳ IV đã có 16 hội ngành toàn quốc và 13 Liên hiệp hội địa phương mới được thành lập và trở thành hội thành viên của Liên hiệp Hội Việt Nam:
- Hội ngành toàn quốc:
Năm 1999: Hội KH-KT Mã số mã vạch Việt Nam; Hội Thử nghiệm không phá huỷ Việt Nam.
Năm 2000: Hội Thông tin Tư liệu khoa học và công nghệ Việt Nam; Hội Sở hữu công nghiệp Việt Nam; Hội KH-KT Đo lường Việt Nam.
Năm 2001: Hôi KH-KT Địa - Vật lý Việt Nam; Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam; Hội Giống cây trồng Việt Nam.
Năm 2002 : Hội KH-KT An toàn thực phẩm Việt Nam; Hội Thiết bị y tế Việt Nam; Hội KH-CN Lương thực và Thực phẩm Việt Nam.
Năm 2003: Hội KH-KT An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam; Hội Các phòng thử nghiệm Việt Nam; Hội Dược học Việt Nam.
Năm 2004: Hội Lạnh và Điều hoà không khí Việt Nam; Hội Trí thức khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam.
- Liên hiệp hội địa phương:
Năm 1999: Liên hiệp hội tỉnh Thái Bình.
Năm 2000: Liên hiệp hội tỉnh Bắc Giang; Liên hiệp hội tỉnh Yên Bái; Liên hiệp hội tỉnh Lào Cai.
Năm 2001: Liên hiệp hội tỉnh Đắk Lăk.
Năm 2002: Liên hiệp hội tỉnh Phú Thọ; Liên hiệp hội tỉnh Thái Nguyên; Liên hiệp hội tỉnh Bình Thuận; Liên hiệp hội tỉnh Quảng Trị.
Năm 2003: Liên hiệp hội tỉnh Bình Dương; Liên hiệp hội tỉnh Vĩnh Phúc; Liên hiệp hội tỉnh Tây Ninh.
Năm 2004: Liên hiệp hội tỉnh Long An.
Sau ngày 17/10/2002, các đơn vị khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo của Liên hiệp Hội Việt Nam chuyển sang hoạt động theo Nghị định 81/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là đơn vị 81) và đã đạt đến con số gần 100 khi nhiệm kỳ IV kết thúc vào cuối năm 2004.
>>>Mời quý độc giả xem video: TSKH Phan Xuân Dũng ( phải) và GS.TSKH Đặng Vũ Minh chủ tịch danh dự VUSTA trao giải Nhất cho các tác giả, nhóm tác giả:
Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.