Cuộc sống ở thủ đô Indonesia những ngày phong tỏa vì COVID-19 07:30 10/05/2020 (GMT+7) Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh, chính quyền Jakarta đã áp đặt các biện pháp hạn chế khiến cuộc sống của người dân ở thủ đô Indonesia bị ảnh hưởng nhiều. Theo DW, chính quyền Jakarta đã áp đặt các biện pháp hạn chế cho đến ngày 22/5 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Trong thời gian này, người dân sẽ phải ở nhà và các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa. Khu phố cổ ở thủ đô Indonesia vắng vẻ lạ thường những ngày này, khác hẳn cảnh đông đúc du khách trước đây. (Nguồn ảnh: DW/Reuters) Kể từ ngày 20/4, hệ thống tàu điện ngầm tốc độ cao MRT đóng cửa 5 nhà ga ở thủ đô Jakarta. Thời gian hoạt động của hệ thống tàu điện ngầm này cũng bị giới hạn, chỉ chạy từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều mỗi ngày. Hành khách được yêu cầu đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn. Yulianti (trái) and Esa Dwinov (phải) dùng chung một chiếc điện thoại trong vài tuần qua. Dwinov đang học tiểu học và phải học trực tuyến trong thời gian phong tỏa. Bài tập được đưa ra thông qua các ứng dụng nhắn tin, và học sinh, phụ huynh phải gửi ảnh để chứng minh đã tham gia buổi học. Tuy nhiên, trong khu ổ chuột Tanah Rendah ở Kampung Melayu, Đông Jakarta, việc giữ khoảng cách xã hội là điều khó thực hiện, bởi mật độ dân số cao. Nhiều người lao động ở Jakarta mất thu nhập bởi các biện pháp hạn chế. Taxi không được phép đón khách, song vẫn được vận chuyển hàng hóa. Nhiều người bán hàng rong ở thủ đô Indonesia cũng mất nguồn thu vì lệnh phong tỏa. Cảnh sát có thể giải tán bất cứ sự kiện nào tập trung hơn 5 người. Người vi phạm có thể đối mặt với án tù một năm hoặc khoản tiền phạt lên tới 6.350 USD. Cảnh sát Jakarta đã thiết lập một số trạm kiểm soát ở thủ đô để theo dõi việc thực thi các biện pháp hạn chế. Tổng thống Indonesia Joko Widodo thừa nhận hồi tháng trước rằng chính phủ đã giữ kín thông tin về sự bùng phát của COVID-19 để tránh gây hoang mang. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc tuân thủ khoảng cách xã hội và tỷ lệ xét nghiệm thấp làm dấy lên mối lo ngại rằng mức độ bùng phát dịch bệnh tại Indonesia tồi tệ hơn con số được công bố. Người dân Indonesia tiếp tục thực hiện việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội an toàn. Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1) Thiên An Bệnh Dịch ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN Sử dụng lại thông tin email và họ tên từ lần bình luận gần nhất * Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu Gửi bình luận × Close Thông tin thêm Họ tên Email
Mẹ của phạm nhân đánh chết người trong trại giam: 'Con tôi gọi điện về xin lỗi, nói có người lo cho mẹ và em'