Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi.
Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.
ThS.BS Trần Thanh Tùng, Phụ trách khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ khuyên: Ngoài việc chủ động đi khám và điều trị bệnh thì việc cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý, chế độ làm việc sinh hoạt đúng...một là giải pháp giúp bệnh trĩ nhanh khỏi, thì chế độ ăn uống cũng là một yếu tố quyết định.
Ngoài lựa chọn thực phẩm tốt và tránh các thực phẩm có hại thì người bệnh trĩ nên ăn nhiều bữa và không nên ăn quá no trong một bữa, tránh tạo áp lực cho vùng bụng và vùng hậu môn. Cùng với đó là nên duy trì luyện tập thể dục thường xuyên, tập các bài tập nhẹ nhàng hoặc môn thể thao yêu thích nhưng không vận động quá mạnh và quá nhiều. Tránh ngồi nhiều một chỗ.
Đấy là những cách tốt nhất để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh trĩ và ngăn cho bệnh tiến triển nặng hơn. Đặc biệt, người bệnh cần kiêng những thực phẩm khiến bệnh trĩ trầm trọng thêm như:
|
Chuyên gia mách các thực phẩm khiến bệnh trĩ trầm trọng |
Sản phẩm sữa: Sữa, phô mai và các loại khác.
Bột mì trắng: Loại bột này đã được loại bỏ cám và mầm nên ít chất xơ hơn. Các sản phẩm làm từ loại bột này bao gồm bánh mì trắng, mì ống và bánh mì tròn.
Thịt đỏ (thịt cừu, thịt bò, thịt lợn…): Tránh loại thịt này vì nó mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.
Thịt đã qua chế biến: Những thực phẩm như xúc xích và các loại thịt nguội có ít chất xơ và nhiều natri, làm tăng nguy cơ táo bón.
Thực phẩm chiên, rán: Nhừng thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ có thể gây khó tiêu hóa.
Thức ăn mặn: Có thể gây đầy hơi và làm cho bệnh trĩ trở nên nhạy cảm hơn.
Thức ăn cay: Mặc dù không hẳn là ít chất xơ nhưng thức ăn cay có thể làm tăng cơn đau và khó chịu liên quan đến bệnh trĩ.
Đồ uống có chứa cồn, caffein: Rượu bia và cà phê, nước ngọt có gas… dễ gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, gây giãn tĩnh mạch búi trĩ làm trầm trọng thêm sự khó chịu của bệnh trĩ.