-
Nằm trong địa phận Công viên Địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, chợ Sủng Tráng là một trong hàng chục chợ phiên vẫn tồn tại từ nhiều đời nay ở vùng đất địa đầu của Tổ quốc. Chợ phiên Sủng Tráng họp mỗi tuần một phiên vào sáng chủ nhật hàng tuần. Từ rất sớm, người dân đã đến chợ mua bán sản vật, hàng hóa.
-
Sủng Tráng vẫn đều đặn họp mỗi tuần một phiên vào sáng chủ nhật hàng tuần với những hàng hóa, sản vật địa phương cùng sắc màu rực rỡ, bắt mắt trên trang phục đa dạng của các dân tộc sống trong vùng.
-
Do đặc điểm địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt nên chợ phiên Sủng Tráng không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu mỗi dịp cuối tuần. Con đường liên xã chật kín dòng người đến chợ.
-
Những đứa trẻ háo hức cùng mẹ đi chơi chợ.
-
Cảnh mua bán chỉ diễn ra tấp nập từ sáng đến non trưa.
-
Đang dịp cuối năm, sắp đến Tết của người Mông nên những sạp bán quần áo, trang phục luôn tấp nập người mua bán.
-
Người dân sinh sống trên cao nguyên đá trải dài 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc đa phần là người Mông với trang phục rực rỡ đặc trưng.
-
Hàng hóa được bày bán ở bất kỳ chỗ trống nào trong khu vực chợ. Cũng như những chợ phiên ở vùng đồng bằng, hàng hóa ở đây cũng đủ loại từ đơn giản như vàng mã, hương...
-
Người đàn ông này đến chợ chỉ để bán mấy chiếc điếu cày tự tay làm với giá 35 ngàn đồng/chiếc.
-
Bột giặt, chậu giặt được bày bán giữa lòng đường.
-
Điện thoại, smartphone các loại thu hút khá đông khách mua với giá từ 200 ngàn đồng đến khoảng trên 2 triệu đồng/chiếc.
-
Ti vi, bếp ga được bày bán trong chợ. Chủ quầy hàng cho biết giá tivi chỉ từ vài trăm ngàn đồng đến trên dưới 2 triệu đồng.
-
Chợ Sủng Tráng cũng có một khu dành riêng cho việc mua bán, trao đổi chim cảnh.
-
Phiên chợ cũng là dịp để những người đàn ông hẹn lịch cắt tóc.
-
Sau vài giờ chơi chợ những đứa trẻ thoải mái ngủ ngay trên lưng mẹ.
-
Sau khi mua bán, những người phụ nữ thưởng thức phở hay quà bánh.
-
Những người đàn ông hàn huyên bên chén rượu sau một tuần chưa gặp gỡ.
-
Một phụ nữ người Dao ở chợ phiên Sủng Tráng.
-
Khá đông các bà, các cô ghé qua hàng bỏng ngô trước khi về nhà.
-
Đi ô tô muốn qua chợ phải đợi đến non trưa, lúc chợ đã vãn người mới có thể đi.