Bảng tra các “Sao hạn” theo từng tuổi
Theo quan niệm người xưa, mỗi người chúng ta sinh sinh đều có một ngôi sao chiếu mệnh. Trong đó các ngôi sao đều có những khía cạnh tốt xấu khác nhau.
Trong năm Giáp Thìn 2024 tùy theo tuổi mà có các sao chiếu mạng như sau:
Biểu hiện của hạn theo sao
1. Hạn Huỳnh tuyền: Có chứng đau đầu, chóng mặt, người cao tuổi đề phòng tai biễn về não. Nếu bị nặng thì dễ nguy hiểm tính mạng.
2- Hạn Tam kheo: Đề phòng đau chân tay, chứng phong thấp, Trong gia trung có chuyện phiền não. Dễ bị vạ lây ở chỗ đông người, quýt làm cam chịu.
3 . Hạn Ngũ mộ: Hao tài, tốn của, tâm thần bất an. Không nên cho người ngoài ngủ trọ qua đêm trong nhà vì có thể làm phúc thành tội..
4. Hạn Thiên tinh: Đề phòng ăn uống rất dễ bị ngộ độc. Mang thai không nên trèo cao, cấm kiễng chân với đồ trên cao, kẻo dễ bị ngã trụy thai.
5. - Hạn Toán tận: Hao kiệt tiền tài. Đi đường dễ bị mất tiền, cho nên không mang theo nhiều tiền của, không nên chung góp vốn làm ăn với người khác vì dễ thất bại.
6. Hạn Thiên la: Đề phòng cảnh phu thê ly cách, cần biết nhẫn nhịn trong nhà. Tránh buôn bán, tàng trữ những đồ phi pháp.
7. - Hạn Địa võng: Kỵ đi với người khác lúc trời tối (đồng hành lâm khổ nạn) . Không nên cho người ngoài trú ngụ trong nhà kẻo dễ tai vạ. Làm việc bất chính thì dễ bị sa lưới pháp luật.
8. Hạn Diêm vương: Đau ốm lâu khỏi, nhưng làm ăn thuận lợi, được tài lộc dồi dào, vui vẻ.
Cách hóa giải ảnh hưởng tiêu cực của các sao, “biến nguy thành an” trên nền nhân quả
Theo tư duy khoa học, tên của các “sao” chính là các “biến số” (giống như các ký hiệu X, Y, Z…trong toán học), được gán theo ý nghĩa tượng trưng, hoàn toàn không mang ý nghĩa thần bí như người xưa vẫn nghĩ, do vậy không nên thần thánh hóa quyền lực của các “sao” vô tri vô giác mà quên đi hiệu ứng của quy luật nhân quả do chính đương sự tạo ra trong quá khứ, được lưu giữ trong tàng thức, khi gặp “duyên” thì đồng hồ sinh học sẽ “báo thức”.
Mỗi cá thể sinh học chính là chủ nhân của Nghiệp Lực, là chủ thể của các “sao” được cài sẵn trong tàng thức, do vậy chẳng nên cúng kính tha lực hoặc cầu xin sự ban ơn của các “sao” ở bên ngoài, mà hãy xoay lại “thương lượng” với chủ nhân của nghiệp lực - đó là chính ta.
Phật, Bồ Tát, và các bậc thánh linh...chỉ soi đường dẫn lối cho tín chủ cách tự giải cứu cho mình, bằng cách tự chuyển nghiệp dữ thành nghiệp lành chứ các vị ấy không thể ban phước hoặc giáng họa cho bất cứ ai, huống chi các vị “thày cúng, Pháp sư, Chủ sám…” đạo lực còn non kém thì làm sao có thể kêu thay, xin hộ cho các tín chủ được.
Do vậy, thay vì nhờ “các thày” dùng nghi lễ “dâng sao giải hạn” một cách thụ động, cầu tha lực thì hãy chủ động dùng pháp “Đối trị tâm linh” để có thể tự giải hạn cho chính mình:
Phương pháp Đối trị tâm linh trong lễ cầu an giải hạn
1- Không làm các việc phi pháp, không buôn bán gian lận, không tàng trữ mua bán đồ quốc cấm, không lừa đảo, không tuyên truyền tà đạo mê tín... thì quanh năm sẽ được an bình, tránh xa được vòng lao lý, có thể khắc chế được ảnh hưởng tiêu cực của La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch…
2- Cẩn trọng trong lời nói, giao tiếp, thực hành nhẫn nhục, không ham danh lợi, không nói đâm thọc, không gièm pha, không vu khống, không a dua, không lừa lọc thì tránh được thị phi, tránh được kiện tụng, tránh được khẩu nghiệp
3- Không khởi tâm làm ác, không đồng lõa với kẻ bất lương…thì tránh được hạn Tam tai, tránh được “đồng hành lâm khổ nạn”
4- Bố thí Ba La Mật, cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn, gieo hạt giống Từ Bi, gia ân bố đức khắp muôn loài thì khắc phục được hạn "hao tài, tốn của " của sao Thái Bạch.
5- Giữ tâm bình khí hòa, thực hành các thuật dưỡng sinh, thực hành từ bi, hỷ xả, không sát sanh hại mạng, thực hành pháp “nhẫn Ba La Mật” để kiềm chế thất tình lục dục… thì tránh được tai ương bệnh tật, tránh được sự ám hại của tiểu nhân, khắc chế hết thảy tính chất tiêu cực của La Hầu – Kế Đô và các hệ thống Cửu Diệu, Bách nạn sẽ được tiêu trừ, oan khiên dứt sạch, có thể biến nguy thành an, biến Hung thành cát.
Cầu xin quả ngon ngọt mà không chịu gieo nhân lành, sợ tai họa xảy đến, mà không ngừng tạo nhân xấu ác, thì sự cầu xin ấy chỉ là hoang tưởng, giống như há miệng chờ sung rụng.
Phật Giáo dạy rằng bất luận việc gì xảy đến cho chúng ta, đều do một hay nhiều nguyên nhân mà ta đã tạo ra trong
quá khứ, chứ không do ngẫu nhiên, do thời vận hên xui, hoặc do số mạng an bài, hay do một “ngôi sao” nào đó.
Đối với Phật giáo, không có ngày nào, năm nào hoàn toàn xấu, cũng không có ngày nào, năm nào hoàn toàn tốt, mà cũng không có “sao hạn”.
Ngày tốt, ngày xấu, năm sung tháng hạn … chỉ là những thống kê xác suất mang tính tương đối, không phải là chân lý bất di bất dịch,
Nếu chỉ đi xem xăm, bói quẻ, cúng sao giải hạn, mà không chịu làm lành tránh ác thì “sao tốt” cũng trở thành “sao xấu”.
TS Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp UIA)