|
Ảnh minh họa |
Nguyên nhân gây mùi hôi trên chăn bông và gối đệm
Vi sinh vật: Thực tế hàng ngày chúng ta tiếp xúc với hàng trăm loại vi sinh vật có hại. Dù muốn hay không chăn ga gối của bạn vẫn có thể bị bám bẩn từ chính bạn hoặc môi trường. Trong đó, có một số loại đặc biệt nguy hiểm như mạt bụi, rận, vi khuẩn E.coli, nấm mốc,...
Bụi bẩn: Bụi bẩn có thể len lỏi từ không khí, qua các khe cửa hoặc bám vào cơ thể chúng ta. Đó là con đường để chúng bám vào chăn ga gối đệm. Nếu không thường xuyên vệ sinh, việc phát sinh mùi hôi khó chịu chỉ là chuyện sớm muộn.
Bảo quản sai cách: Sau quá trình cất giữ lâu trong tủ, chăn ga gối thường có mùi khá khó chịu. Điều này có thể xuất phát từ khâu bảo quản sai lầm. Việc không dùng bao bì bọc kín có thể khiến hơi ẩm, vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào vải.
Thực phẩm: Rất nhiều người có thói quen ăn uống trên giường ngủ.
Cách khử mùi hôi chăn, gối bằng giấm và baking soda
Nguyên liệu và dụng cụ: giấm, baking soda, chai xịt phun sương
Bước 1: Dùng giấm phun lên bề mặt nệm
Dùng chai xịt phun sương được đổ đầy giấm trắng và phun lên toàn bộ bề mặt nệm đến khi ẩm ướt. Sau khi xong một mặt nệm, lật đệm và phun lên các mặt còn lại.
Bước 2: Rải baking soda lên mặt nệm
Sau khi giấm đã khô, rắc bột baking soda đều lên mặt nệm và chờ tối thiểu 30 phút rồi dùng máy hút bụi hút sạch lớp bột đi. Tiếp theo, lật mặt nệm và làm tương tự như vậy. Nên chờ qua đêm để đạt hiệu quả cao hơn.
Bước 3: Phơi thật khô dưới ánh nắng
Sau khi đã giặt sạch vỏ chăn gối, hãy đưa chúng cùng với ruột bên trong ra phơi dưới ánh nắng mùa hè. Tia nắng sẽ giúp khử mùi hôi và tiêu diệt vi khuẩn còn tồn tại bên trong, giúp chăn gối trở nên sạch sẽ hơn.
Bước 4: Gấp gọn đúng cách
Sau khi chăn gối đã khô hoàn toàn và sạch sẽ, hãy gấp gọn chúng để tránh biến dạng quá nhiều khi lưu trữ. Việc này cũng giúp chăn gối giữ được mùi hương sau khi giặt lâu hơn.
Bước 5: Cất vào tủ để bảo quản
Để bảo vệ chăn gối khỏi bụi bẩn và côn trùng sau khi giặt, hãy đặt chúng vào túi bảo quản thoáng khí. Hạn chế sử dụng túi nhựa không hút chân không, vì chúng có thể giữ độ ẩm và gây hình thành mốc bên trong. Thay vào đó, hãy sử dụng túi bảo quản bằng vải hoặc túi hút chân không để bảo quản chăn gối một cách tốt nhất.
Bước 6: Kiểm tra túi đựng chăn gối định kỳ
Nên thường xuyên kiểm tra túi bảo quản chăn gối mỗi tháng để đảm bảo chúng đang được bảo quản đúng cách.
Mặc dù có thể có phần cẩn thận quá mức, nhưng điều này sẽ xác định liệu chăn gối có được bảo quản tốt và không bị tấn công bởi côn trùng hay không.
Điều này giúp đảm bảo sẽ có bộ chăn gối thơm tho và sạch sẽ hoàn hảo cho mùa đông cuối năm.