Cuộc sống hiện đại thường xuyên buộc chúng ta phải đối mặt với sự căng thẳng và áp lực của công việc, gia đình, và cuộc sống hàng ngày. Khi màn đêm buông xuống, giấc ngủ nên là thời gian để cơ thể thư giãn, phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy mệt sau giấc ngủ.
|
Bí quyết thức dậy vào buổi sáng không bị uể oải, mệt mỏi. Ảnh minh họa |
Để xua tan mệt mỏi và bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng, hãy áp dụng một số thói quen và mẹo hay dưới đây:
Đọc sách trước khi vào giấc ngủ
Đọc sách báo là một trong những cách ngủ dậy không mệt vì mọi người được giải tỏa căng thẳng trước khi đi ngủ. Đọc sách giúp tinh thần thư giãn để bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon giấc.
Khi đã có chất lượng giấc ngủ tốt thì sáng dậy sẽ không mệt mỏi mà còn tràn đầy sức sống, tinh thần sảng khoái. Có thể đọc thể loại sách báo mà mình yêu thích, truyện hài hước để cảm thấy vui vẻ yêu đời hơn.
Tránh dùng thiết bị điện tử trước lúc ngủ
Thiết bị điện tử thu hút sự tập trung của não bộ, tạo hưng phấn tới hệ thần kinh trung ương gây mất cảm giác buồn ngủ. Không những vậy, việc sử dụng các loại thiết bị điện tử còn làm cho giấc ngủ kém khiến người mệt mỏi mỗi khi thức dậy.
Sử dụng thiết bị điện tử lâu ngày có thể gây biến đổi nhanh về cảm xúc tạo ra trạng thái mệt mỏi, chán chường cho người dùng. Vì thế cách dậy sớm không mệt và có sức khỏe tốt thì điều cần thiết là tránh xa các loại thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Tránh để báo thức liên tục
Hiện nay phần lớn mọi người thường đặt chuông báo thức liên tục (chẳng hạn như đặt chuông báo thức cách nhau khoảng 5 phút, hoặc 10 phút). Điều này khiến cho giấc ngủ bị ngắt quãng, làm cho lúc tỉnh dậy vừa mệt mỏi, vừa cảm giác thiếu ngủ.
Vì vậy cách ngủ muộn dậy sớm không mệt là cần xác định chính xác khung giờ bạn tỉnh dậy để đặt báo thức một lần. Tránh hiện tượng tắt báo thức đi rồi ngủ tiếp, khiến bạn phải tỉnh dậy nhiều lần gây cảm giác uể oải.
Uống nước ngay sau khi thức dậy
Mất nước có thể gây mệt mỏi. Uống một cốc nước ngay sau khi thức dậy để khởi đầu ngày mới đầy năng lượng.
Kéo giãn cơ thể với yoga
Tập yoga vào buổi sáng giúp kích hoạt lại các cơ bị tê liệt sau giấc ngủ, giúp cải thiện tinh thần và năng lượng.
Luyện tập thể dục nhẹ nhàng
Cách ngủ dậy không mệt hiệu quả đó là việc bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn cơ bắp sau giấc ngủ dài. Việc vận động nhẹ hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu khắp cơ thể đặc biệt não bộ để “dẹp tan” mệt mỏi giúp tâm trạng tích cực hơn.
Có thể thực hiện một số bài tập thể dục, đi bộ, tập yoga, ngồi thiền vào buổi sáng để có một ngày mới tràn đầy hứng khởi và tích cực. Mặt khác, mỗi ngày dành từ 20 - 30 phút để luyện tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
Tiếp xúc ánh sáng khi thức dậy
Ánh sáng là một trong những đặc trưng quan trọng nhất để thiết lập nhịp sinh học của cơ thể. Việc tiếp xúc với ánh sáng sẽ giúp bạn điều chỉnh đồng hồ sinh học của mình nhanh nhất.
Ngay sau khi báo thức vang lên, chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung một lượng ánh sáng phù hợp cho không gian xung quanh bằng cách mở cửa sổ cho ánh sáng mặt trời chiếu vào, bật các bóng đèn lên.
Tương tự như vậy, việc giảm độ sáng của đèn vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh. Loại ánh sáng này ngăn chặn hormone melatonin, một loại hormone gây buồn ngủ. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng này thì cơ thể sẽ ức chế quá trình sản xuất melatonin, làm giảm số lượng lẫn chất lượng giấc ngủ.
Tạo niềm vui
Tìm niềm vui vào buổi sáng, ví dụ, bằng cách nói chuyện với bạn bè, tận hưởng không gian thiên nhiên hoặc chuẩn bị một bữa sáng hấp dẫn.
Đào sâu vào nội tâm
Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang trải qua tình trạng trầm cảm hoặc lo âu. Tìm hiểu về tâm trạng của bạn và nếu cần, tìm sự hỗ trợ chuyên nghiệp.
Không dùng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích
Rượu bia hoặc các loại đồ uống chứa chất kích thích vốn là “kẻ thù” hàng đầu của giấc ngủ. Một số hợp chất có trong rượu, bia ngăn cản cơ thể đi vào giấc ngủ sâu vì chi phối mạnh hoạt động của hệ thần kinh.
Ngoài ra, rượu, bia cùng đồ uống chứa chất kích thích làm cho bạn dễ tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm. Điều này khiến cho giấc ngủ không trọn vẹn và khi tỉnh dậy vào buổi sáng sớm người sẽ thấy mệt mỏi.
Một số trường hợp nghiện rượu nặng dễ gây rối loạn về mặt tâm lý và làm cho sức khỏe đi xuống trầm trọng. Khi tỉnh dậy, người nghiện rượu nặng thường thấy rất mệt mỏi, đầu óc choáng váng và không còn sức lực để làm gì. Vì thế cách thức dậy không mệt là loại bỏ rượu bia càng sớm càng tốt.
Giảm lượng đường
Khi đang đối phó với sự lo lắng vào buổi sáng, rất quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, nó khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ. Đường cũng có thể làm gia tăng nhanh chóng mức adrenaline, một hóc môn gây lo âu, hiếu động và mất tập trung.